Làm thế nào khi trẻ bị đau bụng quanh rốn?

lam-the-nao-khi-tre-bi-dau-bung-quanh-ron

Trẻ bị đau bụng quanh rốn theo từng cơn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau, từ những tình trạng đơn giản như việc ăn quá no hoặc căng thẳng đến các vấn đề sức khoẻ nghiệm trọng hơn như viêm ruột, viêm túi mật, viêm ruột thừa,… Vậy khi bé bị đau bụng quanh rốn, ba mẹ nên làm gì để giúp bé giảm đau và tìm ra nguyên nhân? Hãy cùng Kamidi tìm hiểu về vấn đề này và có biện pháp xử trí hiệu quả ba mẹ nhé!

Nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em

Táo bón, khó tiêu

Nếu bé thường xuyên đau bụng quanh rốn kèm theo biểu hiện khó khăn khi đi ngoài thì rất có thể là dấu hiệu của táo bón hoặc khó tiêu. Ba mẹ có thể giúp bé bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng chất xơ, đảm bảo bé uống đủ nước.

Ngộ độc

Trường hợp bé bị ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng từng cơ, kèm theo các triệu chứng như nôn, sốt, đi ngoài phân lỏng. Ba mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ sớm để điều trị và ngăn chặn sự lan rộng của các triệu chứng.

Nhiễm giun sán

Nhiễm giun sán là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau bụng quanh rốn ở trẻ. Việc tiến hành các xét nghiệm phân hoặc siêu âm là cách để giúp xác định sự hiện diện của trứng giun trong cơ thể bé hay không.

Viêm ruột thừa

Biểu hiện điển hình của viêm ruột thừa cũng là đau bụng quanh rốn. Ban đầu, các cơn đau chỉ xuất hiện ở khu vực rốn, sau đó dần lan về phía dưới bên phải ổ bụng. Các triệu chứng thường đi kèm là đầy hơi, sốt, ăn không ngon miệng, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, cơn đau nặng hơn khi bé ho hoặc cử động.

Một số bệnh lý khác

Ngoài các nguyên nhân trên, trẻ bị đau bụng quanh rốn cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác như viêm loét dạ dày, tắc ruột non, lồng ruột, viêm tuỵ cấp, thoátvị rốn, thiếu máu cục bộ, phình động mạch chủ,… Ba mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám xác định nguyên nhân cụ thể và có biện pháp điều trị phù hợp.

lam-the-nao-khi-tre-bi-dau-bung-quanh-ron-1

Nên làm gì khi trẻ bị đau bụng quanh rốn?

Khi trẻ bị đau bụng quanh rốn, việc chăm sóc tại nhà sẽ giúp con giảm nhẹ cơn đau và cải thiện sức khoẻ. Dưới đây là một số phương pháp ba mẹ có thể áp dụng tại nhà.

Dỗ dành và cho bé nghỉ ngơi đầy đủ

Ba mẹ hãy dành thời gian để ở bên con, dỗ dành và an ủi con để con cảm thấy thoải mái, an tâm hơn. Tạo không gian ăn chơi, ngủ nghỉ yên tĩnh, thoáng mát cho bé. Thỉnh thoảng ba mẹ hãy nhẹ nhàng xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ để giúp bé dễ chịu hơn. Quan trọng là hãy đảm bảo bé được ngủ đủ giấc để giúp cơ thể hồi phục và giảm đau.

Chế độ ăn nhẹ và dễ tiêu hóa

Thay vì cho bé ăn một bữa lớn, hãy chia nhỏ thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Tránh đồ ăn khó tiêu như đồ chiên xào, đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, đồ ngọt nhân tạo, các loại đậu… Ưu tiên cho bé ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, súp, trái cây chín mềm, khoai tây nghiền,…

lam-the-nao-khi-tre-bi-dau-bung-quanh-ron-2

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Nếu bác sĩ khuyến nghị, ba mẹ có thể dùng thuốc giảm đau cho bé như như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm cơn đau. Ba mẹ nhớ rằng vhỉ sử dụng khi cần thiết và tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và sử dụng cho bé.

Cho bé uống nhiều nước

Việc bổ sung nước sẽ giúp duy trì sự cân bằng trong cơ thể bé, đặc biệt là khi bé bị đau bụng. Ba mẹ có thể cho bé uống nước lọc, nước trái cây ít/ không đường hoặc dung dịch bù nước.

lam-the-nao-khi-tre-bi-dau-bung-quanh-ron-3

Chọn loại sữa dễ tiêu hóa cho bé

Đối với những bé đang uống sữa công thức, ba mẹ cần ưu tiên chọn loại sữa có thành phần dễ tiêu hoá và ít bị gia nhiệt nhiều lần. Bởi đạm sữa nếu trải qua xử lý nhiệt nhiều lần có thể bị biến tính, gây khó tiêu và táo bón cho bé.

Tham khảo thêm: Vì sao bé ăn không tiêu thường bị nôn? Cách khắc phục hiệu quả 

Kết luận

Đau bụng quanh rốn ở trẻ em là một vấn đề thường gặp, nhưng không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Với những kiến thức đã được trang bị, các bậc phụ huynh có thể tự tin hơn trong việc chăm sóc con khi gặp tình huống này. Tuy nhiên, nếu tình trạng không cải thiện hoặc có dấu hiệu bất thường, ba mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, để phòng tránh tình trạng đau bụng ở trẻ, ba mẹ nên xây dựng cho con một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ, uống đủ nước, và khuyến khích trẻ vận động thường xuyên. Bên cạnh đó, việc vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)