Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị tịt mũi?

lam-the-nao-khi-tre-so-sinh-bi-tit-mui

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi là một trong những tình trạng phổ biến mỗi khi bé mắc các bệnh lý về đường hô hấp, khiến bé khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn và ba mẹ vô cùng lo lắng. Vậy làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị tịt mũi? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra một số nguyên nhân khiến bé bị ngạt mũi, đồng thời đưa ra một số phương pháp xử lý để ba mẹ có thể tham khảo áp dụng giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Khi khoang mũi bé chứa nhiều dịch sẽ khiến việc hít thở của bé trở nên khó khăn hơn, đây chính là tình trạng ngạt mũi. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là một tình trạng phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

– Mắc bệnh lý về đường hô hấp: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Các bệnh lý về đường hô hấp trên có thể bao gồm cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi họng, viêm phế quản hoặc viêm phổi.

– Dị ứng: Trẻ sơ sinh cũng có thể bị nghẹt mũi do dị ứng với các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật thời tiết hay độ ẩm không khí hoặc bụi.

– Thay đổi thời tiết: Thay đổi thời tiết, đặc biệt là khi nhiệt độ giảm đột ngột, có thể khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Tình trạng này sẽ xuất hiện nhiều hơn khi gần sáng do nhiệt độ giảm.

– Các vấn đề về cấu trúc mũi: Trong một số trường hợp, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh có thể do các vấn đề về cấu trúc mũi, chẳng hạn như vẹo vách ngăn mũi hoặc u bướu mũi.

lam-the-nao-khi-tre-so-sinh-bi-tit-mui-1
Bé bị ngạt mũi do nhiều nguyên nhân

Tham khảo thêm: Nghẹt mũi sổ mũi ở trẻ sơ sinh – cách phòng tránh

2. Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị tịt mũi?

Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi là mang đến sự khó chịu cho bé và lo lắng cho ba mẹ. Vậy làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị tịt mũi? Một số phương pháp dưới đây chắc chắn sẽ giúp ba mẹ phần nào trong việc giúp bé đánh bay dịch nhầy khó chịu.

2.1. Hút mũi

Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị tịt mũi? Hút mũi là phương pháp được nhiều ba mẹ áp dụng nhất khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi. Đây được đánh giá là cách đơn giản để hút dịch nhầy và làm sạch khoang mũi bé nhanh chóng và hiệu quả nhất. Trước khi thực hiện hút mũi, ba mẹ cần nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy trước khi hút để dễ hút hơn và thời gian hút nhanh chóng hơn.

Hút mũi bằng máy được khuyên dùng hơn so với hút mũi bằng các dụng cụ thủ công. Bởi nó đem lại hiệu quả hút cao hơn, an toàn, sạch sẽ và nhiều tính năng hơn.

lam-the-nao-khi-tre-so-sinh-bi-tit-mui-2
Hút mũi giúp bé giảm ngạt mũi

Tham khảo thêm: Có nên dùng dụng cụ hút mũi thủ công cho bé?

2.2. Dùng nước muối sinh lý

Cách làm của phương pháp này rất đơn giản mà hiệu quả mang lại khá tốt. Ba mẹ chỉ cần cho bé nằm ngửa và nhỏ nước muối Natri Clorid 0,9% vào từng bên lỗ mũi của bé. Nước muối sinh lý giúp loại bỏ dịch nhầy, làm sạch mũi bé để bé dễ thở hơn.

Nếu ba mẹ sử dụng bình xịt mũi, hãy nhớ giữ bình xịt cách mũi của bé ít nhất 10 cm. Không xịt quá nhiều nước muối vào mũi của bé, vì có thể gây kích ứng. Nếu dùng ống rửa mũi, hãy nhớ nhẹ nhàng bơm nước muối vào mũi của bé.

2.3. Cho bé uống nhiều nước

Khi bé bị ngạt mũi, bé sẽ thở bằng miệng dẫn đến khô miệng và mất nước. Vì thế ba mẹ nên cho bé uống nhiều nước hoặc cho bé bú nhiều hơn để có thể giúp làm loãng chất nhầy và hạn chế tình trạng mất nước. Nếu bé đến độ tuổi ăn dặm ba mẹ nên khuyến khích bé uống nhiều nước, sữa, nước trái cây hoặc các loại đồ uống khác. Ba mẹ cũng có thể cho bé ăn các loại thực phẩm giàu nước như trái cây, rau củ và súp. Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị tịt mũi nhất định không nên bỏ qua cách này nhé!

2.4. Giữ ấm cho bé

Giữ ấm cho bé khi bé bị ngạt mũi là một cách tốt để giúp bé dễ thở hơn. Không khí khô có thể làm cho chất nhầy trong mũi của bé trở nên đặc và dày hơn, gây tắc nghẽn đường hô hấp. Giữ ấm cho bé có thể giúp làm loãng chất nhầy và giúp bé dễ thở hơn.

Ba mẹ cũng có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng của bé. Máy tạo độ ẩm giúp bổ sung độ ẩm cho không khí, giúp làm loãng chất nhầy trong mũi của bé.

Trong trường hợp tình trạng ngạt mũi của bé kéo dài nhiều ngày, khi đã áp dụng các biện pháp trên mà bệnh không thuyên giảm thì ba mẹ nên đưa bé tới khám bác sĩ để thăm khám nguyên nhân và có hướng điều trị tốt nhất cho bé.

lam-the-nao-khi-tre-so-sinh-bi-tit-mui-3
Mẹ chú ý giữ ấm đầy đủ cho bé

Tham khảo thêm: Tại sao không nên dùng miệng hút mũi cho trẻ?

Trên đây là những gợi ý cho ba mẹ làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị tịt mũi để ba mẹ có thể hỗ trợ bé một cách tốt nhất. Các bệnh lý về tai mũi họng nếu không được điều trị dứt điểm có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho hệ hô hấp còn non nớt của bé. Vì thế ba mẹ hãy chủ động phòng tránh những nguy cơ gây bệnh cho bé nhé!

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *