Trẻ sơ sinh với làn da hồng hào, mịn màng luôn là niềm hạnh phúc của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, không ít trường hợp, làn da của bé xuất hiện những đốm trắng hoặc nâu, gây mất thẩm mỹ và khiến ba mẹ lo lắng. Đó chính là bệnh lang ben. Vậy lang ben ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Tại sao trẻ sơ sinh lại dễ mắc bệnh này và làm thế nào để điều trị? Cùng tìm hiểu nhé trong bài viết dưới đây ba mẹ nhé!
Lang ben ở trẻ sơ sinh là gì? Có nguy hiểm không?
Lang ben là một bệnh nhiễm nấm ngoài da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Bệnh dó nấm Malassezia gây ra. Bệnh này thường biểu hiện bằng những mảng da bị mất sắc tố, có thể là màu trắng hoặc nâu, xuất hiện ở các vùng như mặt, cổ, lưng, nách… Kh mắc bệnh này, bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy,da xuấy hiện những vết loang trắng, gây mất thẩm mỹ và dễ bị tái phát lại nếu không được điều trị dứt điểm.
May mắn rằng lang ben ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm đến tính mạng và cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bé. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể:
- Lan rộng: Các mảng lang ben có thể lan rộng ra các vùng da khác, gây mất thẩm mỹ.
- Gây ngứa: Khi trẻ hoạt động mạnh hoặc đổ mồ hôi, các vùng da bị lang ben có thể gây ngứa, khiến bé khó chịu và quấy khóc.
- Ảnh hưởng tâm lý: Vết lang ben có thể khiến trẻ tự ti, đặc biệt khi lớn hơn.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị lang ben
Da bé nhạy cảm
Làn da của trẻ sơ sinh vốn dĩ rất mỏng manh và nhạy cảm. Lớp biểu bì còn non yếu, dễ bị tổn thương và dễ bị xâm nhập bởi các loại nấm, vi khuẩn. Đặc biệt, các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ ở trẻ sơ sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Malassezia – tác nhân gây lang ben – phát triển.
Do môi trường ẩm ướt và thời tiết nóng ẩm
Môi trường ẩm ướt, nóng ẩm là điều kiện lý tưởng để nấm Malassezia sinh sôi và phát triển. Việc bé mặc quần áo quá kín, không thấm hút mồ hôi hoặc sống trong môi trường ẩm thấp đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non yếu, chưa đủ khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh như nấm. Điều này khiến trẻ dễ bị nhiễm nấm và mắc các bệnh ngoài da, trong đó có lang ben.\
Vệ sinh cho bé chưa đúng cách
Việc vệ sinh cho bé không đúng cách hoặc không vệ sinh cũng là yếu tố góp phần khiến các loại nấm, vi khuẩn phát triển và lây lan.Tắm quá ít hoặc quá nhiều, sử dụng sữa tắm không phù hợp đều có thể làm mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên của da, khiến da bé dễ bị tổn thương và nhiễm nấm. Việc không lau khô da bé sau khi tắm sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Ngoài ra, ba mẹ thay bỉm không thường xuyên cho bé hoặc sử dụng bỉm không thấm hút tốt cũng là nguyên nhân gây hăm tã và tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Một số nguyên nhân khác
Khi ba mẹ cho bé mặc quần áo quá chật, bó sát, bé vận động dễ ra mồ hôi khiến da trở nên ẩm ướt. Chất liệu vải quần áo bé không thấm hút tốt khiến nấm Malassezia có điều kiện phát triển và lấy lan, gây bệnh lang ben cho bé.
Cách điều trị lang ben ở trẻ sơ sinh
Sử dụng thuốc trị lang ben
Đây là phương pháp điều trị được các bác sĩ khuyến cáo và có hiệu quả cao nhất. Các loại thuốc trị lang ben thường được bào chế dưới dạng kem bôi hoặc dung dịch, chứa các thành phần kháng nấm như clotrimazole, ketoconazole,… Thuốc sẽ giúp tiêu diệt nấm gây bệnh, làm giảm các triệu chứng ngứa, bong tróc da và giúp da nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cho bé cần được bác sĩ tư vấn, ba mẹ không nên tự ý mua thuốc cho bé sử dụng.
Sử dụng chuối xanh
Chuối xanh chứa nhiều tannin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Nhiều người thường dùng chuối xanh giã nát, đắp lên vùng da bị lang ben để giảm ngứa và làm dịu da. Ba mẹ hãy chuẩn bị một quả chuối tiêu xanh, tươi, nhiều mủ và cắt phần đầu và cuối bỏ đi. Sau đó cắt lát mỏng để lấy mủ, dùng miếng chuối xoa đều lên vùng da bị lang ben của bé. Rồi đắp miếng chuối lên bề mặt da.
Để như thế trong khoảng 7 – 10 phút rồi gỡ ra, rửa sạch lại da bằng nước ấm. Thực hiện 2 lần/ ngày.
Sử dụng rau răm
Cách điều trị này rất đơn giản. Ba mẹ hãy chuẩn bị một nắm lá rau răm tươi. Đem ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ các vi khuẩn và tạp chất. Sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo nước.
Xay nhuyễn rau rắm, dùng miếng vải mỏng bọc lại để vắt lấy nước. Dùng nước này thoa lên vùng da bị lang ben của bé.
Sử dụng gừng hoặc riềng
Gừng và riềng có tính ấm, giúp làm giảm ngứa và kháng khuẩn, kháng nấm. Gọt vỏ gừng/ riềng tươi, cắt thành lát mỏng và áp lên vùng da bị lang ben của bé. Sau đó đặt một miếng vải sạch lên trên và để qua đêm. Rửa sạch lại vào buổi sáng.
Tham khảo thêm: Mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả mẹ nên biết
Kết luận
Lang ben ở trẻ sơ sinh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bé. Vì vậy, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị lang ben, ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa bệnh lan rộng, giảm ngứa và giúp da bé nhanh chóng phục hồi.
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam
Hotline chăm sóc khách hàng và bảo hành sản phẩm: 0384.947.974