Lông đẹn ở trẻ sơ sinh, hay còn gọi là lông tơ, là lớp lông mềm mịn xuất hiện trên cơ thể bé trong những tháng đầu đời. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, thường gặp ở trẻ sơ sinh và sẽ tự rụng đi theo thời gian. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vẫn lo lắng và tìm cách loại bỏ lông đẹn cho con. Việc này cần được thực hiện cẩn thận để tránh gây tổn thương cho làn da mỏng manh của bé.
Lông đẹn ở trẻ sơ sinh là gì?
Lông đẹn (hay còn gọi là lông măng, lông cáy) ở trẻ sơ sinh là lớp lông tơ mỏng, mềm và mịn bao phủ trên da bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Lớp lông này thường xuất hiện nhiều ở lưng, vai, trán, tai và đôi khi cả tay, chân của bé.
Lông đẹn có vai trò quan trọng trong thai kỳ, giúp bảo vệ làn da non nớt của bé khỏi nước ối và duy trì nhiệt độ cơ thể. Sau khi sinh, lông đẹn thường tự rụng dần trong vài tuần đến vài tháng đầu đời.
Lông đẹn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Lông đẹn ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường.
Tuy nhiên, một số ba mẹ có thể lo lắng khi thấy lông đẹn dày và lâu rụng, hoặc sợ rằng lông đẹn khiến bé khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon. Trên thực tế, lông đẹn không gây ngứa ngáy hay khó chịu cho bé. Nếu bé quấy khóc, nguyên nhân có thể đến từ các vấn đề khác như đầy hơi, tã ướt hoặc đói bụng, chứ không phải do lông đẹn.
Nếu sau 4 – 5 tháng chào đời, lông không có dấu hiệu thuyên giảm kèm theo túm lông ở xương sống của bé thì có thể là dấu hiệu bất thường ở hệ thần kinh. Lúc này, ba mẹ cần đưa bé đ khám để điều trị kịp thời.
Cách trị lông đẹn ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
Lá trầu không
Lá trầu không có tính ấm, giúp làm mềm và loại bỏ lông đẹn một cách nhẹ nhàng. Ba mẹ có thể thực hiện như sau:
- Giã nát lá trầu cùng 1 quả cau.
- Chắt nước cốt, pha nước này với nước ấm.
- Dùng khăn xô mềm thấm nước, lau lên da bé.
- Tắm lại cho bé bằng nước sạch.
Lá cây nhọ nồi
Lá nhọ nồi có tác dụng làm mềm lông đẹn và giúp lông tự rụng mà không gây kích ứng da. Loại lá cây này mọc nhiều trong tự nhiên, thường ở vườn, bờ ruộng hoặc bờ ao. Cách làm như sau:
- Rửa sạch một nắm lá nhọ nồi, giã nát và vắt lấy nước cốt.
- Pha nước cốt lá nhọ nồi vào nước tắm ấm của bé.
- Tắm và massage nhẹ nhàng vùng da có lông đẹn để hỗ trợ quá trình rụng lông tự nhiên.
Lá vông
Lá vông cũng có thể dùng để tắm cho những bé còn nhiều lông đẹn. Trước khi nấu nước, hãy ngâm trong nước 5 – 10 phút đẻ loại bỏ bụi bẩn. Sau đó vò nát lá vông. Đem đi nấu cho đi kh nước chuyển màu, để nguội lọc lấy phần nước trong. Tiếp đến pha với nước ấm để tắm cho bé.
Đậu ván
Ba mẹ cần chọn lá đậu ván tươi, không bị, rửa sạch. Sau đó đem đi đun với nước. Trước khi nấu nên cho thêm một chút muối và vò nát lá đậu. Sau khi đun sôi, lọc lấy nước để pha nước tấm cho bé.
Cần lưu ý gì khi trị lông đẹn cho bé?
Mặc dù lông đẹn ở trẻ sơ sinh không gây hại và thường tự rụng sau một thời gian, nhưng nếu ba mẹ muốn hỗ trợ bé loại bỏ lông đẹn nhanh hơn, cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn cho bé:
- Không chà xát mạnh lên da bé: Da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm, nếu chà xát quá mạnh có thể gây tổn thương, kích ứng hoặc làm trầy xước da bé. Ba mẹ chỉ nên massage nhẹ nhàng và chọn phương pháp an toàn để giúp lông đẹn rụng tự nhiên.
- Chọn nguyên liệu tự nhiên, an toàn: Nếu áp dụng các mẹo dân gian như dùng lá trầu không, lá nhọ nồi, lá vông hay bột đậu ván, ba mẹ cần đảm bảo nguồn gốc sạch, không hóa chất và rửa thật kỹ trước khi sử dụng để tránh nhiễm khuẩn lên da bé.
- Không lạm dụng quá nhiều lần: Việc trị lông đẹn chỉ nên thực hiện 1–2 lần/tuần, không nên áp dụng hàng ngày vì có thể gây khô da, kích ứng hoặc làm da bé mỏng hơn.
- Quan sát phản ứng của bé: Sau khi áp dụng các phương pháp trị lông đẹn, ba mẹ nên theo dõi xem da bé có bị đỏ, mẩn ngứa hoặc nổi mụn hay không. Nếu có dấu hiệu bất thường, cần ngừng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Không dùng các sản phẩm tẩy lông mạnh: Tuyệt đối không sử dụng các loại kem tẩy lông, wax lông hay các sản phẩm có thành phần hóa học lên da bé, vì có thể gây kích ứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe làn da bé.
- Đảm bảo vệ sinh khi chăm sóc da bé: Dù có áp dụng phương pháp nào hay không, ba mẹ cũng cần vệ sinh da bé sạch sẽ hàng ngày, tắm nước ấm và lau khô nhẹ nhàng để da bé luôn khỏe mạnh, giúp lông đẹn rụng tự nhiên theo thời gian.
- Nếu lông đẹn không rụng sau 4 – 5 tháng, cần hỏi ý kiến bác sĩ: Thông thường, lông đẹn sẽ tự biến mất trong vòng vài tuần đến vài tháng sau khi sinh. Nếu sau 4 – 5 tháng mà lông đẹn vẫn dày hoặc có dấu hiệu bất thường trên da, ba mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn.
Tham khảo thêm: Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị
Kết luận
Như vậy, lông đẹn ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ tự rụng đi theo thời gian. Dù áp dụng phương pháp trị lông đẹn nào, ba mẹ cũng hãy giữ gìn vệ sinh cho bé, tắm rửa nhẹ nhàng và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp. Nếu có bất kỳ lo lắng nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam
Hotline chăm sóc khách hàng và bảo hành sản phẩm 24/7: 0384.947.974