Lưu ý khi vắt sữa mẹ? Dự trữ sữa mẹ đúng cách thế nào?

du-tru-sua-me

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải lúc nào mẹ cũng có thể cho con bú trực tiếp mà cần vắt sữa cho con. Nếu mẹ muốn con vẫn được hưởng nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ, các mẹ cần biết cách vắt sữa và bảo quản sao cho vệ sinh. Vậy sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Dự trữ sữa mẹ như thế nào để giữ nguyên dưỡng chất?

1. Những lưu ý khi vắt sữa mẹ

1.1. Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?

Trong sữa mẹ có nhiều dưỡng chất giúp trẻ phát triển toàn diện. Đường trong sữa mẹ giúp trẻ dễ hấp thu hơn, song cũng dễ lên men và nhanh bị biến chất khi để ngoài môi trường. Đạm cũng là thành phần có nhiều trong sữa mẹ, dễ hấp thu với cơ thể trẻ, nhưng cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dinh sôi phát triển.

Sữa mẹ để ngoài môi trường quá lâu có nguy cơ bị biến chất, mất chất, nếu bé uống vào có thể bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

WHO, UNICEF, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam đã đưa ra khuyến cáo để giải đáp thắc mắc sữa mẹ bảo quản bao lâu như sau:

  • Ở nhiệt độ phòng 25 độ C đến 35 độ C, sữa mẹ sau khi vắt giữ được từ 6 giờ đến 8 giờ.
  • Ở nhiệt độ từ 4 độ C trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ để ngăn mát sẽ giữ được từ 3 đến 5 ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sữa mẹ tốt nhất, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng ngay trong 2-3 ngày.
  • Ở ngăn đá tủ lạnh, sữa mẹ giữ được 3 tháng.
  • Ở tủ đông chuyên biệt có nhiệt độ thấp hơn -18 độ C, trữ đông sữa mẹ sẽ dùng được tốt nhất trong 6 tháng.

Dự trữ sữa mẹ đúng cách sẽ giữ sữa mẹ được lâu, không gây hại cho sức khỏe của trẻ.

du-tru-sua-me-3

1.2. Cách vắt để dự trữ sữa mẹ được lâu

Khi vắt sữa các mẹ nên lưu ý 1 số điều sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đựng sữa, tay và bầu vú mẹ hoặc máy hút sữa
  • Nên vắt thành các chai nhỏ đủ một bữa uống của trẻ, tránh lãng phí
  • Sữa được vắt, hút ra cần làm lạnh ngay
  • Không trữ đông lại phần sữa trẻ uống dư
  • Không hoà chung sữa đã trữ đông với sữa mới vắt

Việc vắt sữa trữ nhiều mỗi ngày có thể khiến mẹ thiếu sữa, không đủ cung cấp cho trẻ bú. Vì thế, mẹ không nên cố ép sữa, cần nghỉ ngơi thoải mái, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tạo sữa tự nhiên, an toàn.

2. Dự trữ sữa mẹ đúng cách thế nào?

2.1. Dự trữ sữa mẹ bằng các loại dụng cụ

Dụng cụ trữ sữa mẹ là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Mẹ bỉm chỉ nên đựng sữa vào những dụng cụ trữ sữa dưới đây:

Bình dự trữ sữa mẹ

Để trữ sữa, mẹ có thể sử dụng bình nhựa hoặc bình thủy tinh có nắp đậy. Bình thuỷ tinh thường được khuyến khích sử dụng hơn bình nhựa. Trước khi sử dụng, nên vệ sinh bình sữa bằng nước ấm và để ráo trước khi sử dụng. Khi cho sữa vào bình không nên đổ đầy mà hãy để lại một khoảng trống, không trữ sữa trong bình mẻ, nứt.

du-tru-sua-me-1

Tham khảo thêm: Nên chọn bình sữa cho bé tập bú bình thế nào?

Túi dự trữ sữa mẹ

Các mẹ có thể mua túi trữ sữa chuyên dụng của các thương hiệu uy tín với dung tích khoảng 60 – 120ml để bảo quản sữa mẹ. Cho khoảng 60 – 120 ml sữa vào túi để trữ, ép hết không khi ra ngoài. Khi đổ sữa vào túi tránh đổ quá đầy, nên để lại không gian vì sữa là chất lỏng nên sẽ giãn nở khi đông lại.

Không dùng những túi bị nứt, rách để dự trữ sữa mẹ vì khi đông lạnh dễ khiến sữa bị nhiễm khuẩn.

2.2. Dữ trữ sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách 

Thông thường, mẹ sẽ vắt sữa thành nhiều bình mỗi lần để trữ trong tủ lạnh dùng dần. Vì thế để tiện quản lý, theo dõi mẹ nên dán nhãn cho mỗi chai sữa, bao gồm các thông tin như: ngày vắt, số thứ tự sử dụng, dung tích.

Để dự trữ sữa mẹ đúng cách trong tủ cạnh, mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Cho ngay sữa mẹ vào bình hoặc túi đựng sữa chuyên dụng với dung tích từ 80 – 120 ml sau khi vắt rồi dán nhãn ghi ngày, giờ vắt bên ngoài túi sữa. Nếu chưa thể cho ngay vào tủ lạnh thì hãy để ở nhiệt độ phòng khoảng 26 độ C trong tối thiểu 6 giờ, tránh nơi có bức xạ, ánh nắng mặt trời, nguồn nhiệt khác. Hoặc có thể làm lạnh nhanh sữa mẹ trong 30 phút và dự trữ sữa mẹ trong tủ đông ngay sau đó.
  • Nếu không may bị mất điện kéo dài, mẹ hãy dùng thùng đá cách nhiệt có đá viên để dự trữ sữa mẹ. Sau đó lại chuyển sữa trở lại vào ngăn đá khi có điện.

du-tru-sua-me-2

2.3. Dự trữ sữa mẹ khi không có tủ lạnh 

Vậy nếu như nhà không có tủ lạnh thì dự trữ sữa mẹ thế nào? Lúc này mẹ nên ;ấy các túi sữa đã trữ đông xếp vào thùng cách nhiệt cùng với đá viên.

Đổ đầy sữa vào từng phần riêng mà con bạn sẽ cần cho một lần bú. Bạn có thể bắt đầu từ 60 đến 120 ml, có thể điều chỉnh lượng sữa phù hợp cho bé nếu cần. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc dự trữ các phần sữa ít hơn từ 30 đến 60 ml, dành cho những trường hợp đột xuất hoặc bạn không có thời gian trữ sữa cho bé.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách vắt sữa và dự trữ sữa mẹ đúng cách để đảm bảo chất lượng sữa an toàn, giàu dinh dưỡng cho bé. Hy vọng với cách trữ sữa mẹ sau khi hút như trên, mẹ sẽ “bỏ túi” thêm cho mình nhiều cách bảo quản sữa mẹ khi đi xa, giúp mẹ thuận lợi thoải mái thời gian đi làm mà vẫn đảm bảo đủ nguồn sữa cho bé yêu.

Hãy theo dõi website https://kamidi.vn/ Fanpage: Kamidi Việt Nam để nhận được nhiều thông tin hữu ích hơn các mẹ nhé! 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *