Mẹ bầu bị chuột rút có sao không? Nguyên nhân và cách phòng tránh

me-bau-bi-chuot-rut-co-sao-khong

Bạn từng thức giấc giữa đêm vì cơn đau buốt đột ngột ở chân? Chuột rút là một trong những “vị khách không mời” thường xuyên ghé thăm các bà bầu. Rất nhiều phụ nữ mang thai trải qua hiện tượng này, đặc biệt là trong giai đoạn cuối thai kỳ. Liệu chuột rút có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng mẹ bầu bị chuột rút để có một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái hơn nhé!

Nguyên nhân gây chuột rút ở mẹ bầu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

  • Thiếu Canxi: Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc co giãn cơ bắp. Khi mang thai, nhu cầu canxi của mẹ tăng cao để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi, nếu không được bổ sung đầy đủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt, gây ra chuột rút.
  • Thiếu Kali, magiê: Cùng với canxi, kali và magiê cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể, giúp các cơ hoạt động trơn tru. Thiếu hụt các chất này cũng có thể gây ra chuột rút.
  • Thay đổi nội tiết tố: Các hormone trong quá trình mang thai có thể làm tăng tính nhạy cảm của cơ bắp, khiến chúng dễ bị co thắt hơn.
  • Áp lực lên các mạch máu: Tử cung ngày càng lớn lên sẽ chèn ép vào các mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến chân, dẫn đến chuột rút.
  • Trọng lượng cơ thể tăng: Cân nặng tăng nhanh trong quá trình mang thai khiến các cơ phải làm việc nhiều hơn, dễ dẫn đến mệt mỏi và chuột rút.
  • Mất nước: Thiếu nước làm giảm lượng máu lưu thông đến các cơ, gây ra co thắt.

me-bau-bi-chuot-rut-co-sao-khong-1

Mẹ bầu bị chuột rút có sao không?

Chuột rút khi mang thai là một hiện tượng khá phổ biến và thường không gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Tuy nhiên, nó có thể gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu.

Trong một vài trường hợp hiếm hoi, chuột rút có thể gây đau dữ dội do cụ máu đông gây tắc nghẽn mạch. Trường hợp nguy hiểm nahát là mẹ bị chuột rút ở vùng bụng, có nguy cơ dẫn đến sảy thai. Nếu gặp tình trạng đau nặng và dai dẳng kèm theo sưng đỏ ở chân, đau bụng dữ dội, đau trên đỉnh vai, đau dữ dội vùng bị chuột rút, nhiệt độ cơ thể tăng bất thường thì mẹ nên đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.

Dấu hiệu chuột rút mẹ bầu cần lưu ý

Chuột rút khi mang thai thường là tình trạng có thể giảm thiểu bằng các biện pháp đơn giản. Mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu sau để đến bệnh viện thăm khám kịp thời:

  • Bị chuột rút với tần suất cao, khoảng 6 lần một giờ.
  • Dù áp dụng các biện pháp phòng ngừa vẫn bị chuột rút thường xuyên.
  • Bị chuột rút kèm theo các dấu hiệu: chóng mặt, chảy máu. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng mang thai ngoài tử cung, sảy thai hoặc nhau tiền đạo. Lúc này cần nhanh chóng đưa bà bầu đến bệnh viện.
  • Bị chuột rút kèm theo hiện tượng đau bụng, sốt. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh ruột thừa, sỏi túi mật, sỏi thận.

me-bau-bi-chuot-rut-co-sao-khong-2

Mẹ bầu cần làm gì khi bị chuột rút?

Khi bị chuột rút, mẹ bầu thường cảm thấy rất khó chịu và đau đớn. Để giảm thiểu cơn đau và ngăn ngừa chuột rút tái phát, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Từ từ kéo căng cơ bắp chân bị chuột rút, có thể nhờ người khác hỗ trợ. Uốn ngón chân về phía bắp chân, giữ tư thế này đến kh cơn đau giảm dần và biến mất.
  • Massage vùng cơ bị chuột rút để giúp thư giãn cơ bắp.
  • Dùng khăn ấm đắp lên vùng bị chuột rút để giảm đau.

Cách phòng tránh và khắc phục chuột rút ở mẹ bầu

Kéo căng cơ bắp chân

Việc giãn cơ trước khi đi ngủ giúp ích khá nhiều cho việc ngăn ngừa chuột rút khi mang thai. Mẹ hãy đúng cách tường một sải tay, đặt hai tay lên tường và di chuyển chân phải ra sau chân trái. Từ từ uốn cong chân trái về phía trước, giữ thẳng đầu gối phải và gót chân phải trên sàn. Giữ căng tư thế này trong 30 giây. Giữ lưng thẳng và hông về phía trước. Đổi chân và lặp lại.

Vận động đúng cách

Mẹ không nên ngồi hay đứng ở một tư thế trong thời gian dài. Thay vào đó hãy di chuyển xung quanh. Mẹ cũng không nên ngồi bắt chéo chân, vì nó có thể gây cản trở lưu lượng máu. Hãy đi bộ mỗi ngày hoặc tập các bài thể dục nhẹ nhàng để ngăn ngừa chuột rút.

me-bau-bi-chuot-rut-co-sao-khong-3

Uống nhiều nước

Uống nước để giữ cho cơ bắp đủ nước sẽ giúp ngăn ngừa chuột rút. Khi mẹ uống đủ nước, nước tiểu sẽ trong hoặc có màu vàng nhạt. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm hơn thì khi đó cơ thể mẹ đang không nhận đủ nước.

Bổ sung canxi, magie

Nồng độ canxi trong máu thấp có thể gây ra chứng chuột tút ở chân. Mỗi mẹ bầu hãy bổ sung 1000 mg canxi mỗi ngày, và đừng quên bổ sung magie nữa nhé!

me-bau-bi-chuot-rut-co-sao-khong-4

Kết luận

Chuột rút khi mang thai tuy gây khó chịu nhưng hoàn toàn có thể khắc phục. Bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện nhẹ nhàng và nghỉ ngơi hợp lý, mẹ bầu không chỉ giảm thiểu tình trạng chuột rút mà còn góp phần mang đến một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

Mặc dù phần lớn các trường hợp chuột rút đều lành tính, mẹ bầu vẫn nên thường xuyên đi khám thai để được bác sĩ tư vấn và theo dõi sức khỏe. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)