Mẹ bầu uống sữa đậu nành được không? Lưu ý khi uống sữa đậu nành

me-bau-uong-sua-dau-nanh-duoc-khong

Sữa đậu nành ngày càng được ưa chuộng bởi nhiều người, đặc biệt là những người ăn chay hoặc không dung nạp lactose. Đây là cũng sự lựa chọn của mẹ bầu để bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể. Vậy loại sữa này có thực sự phù hợp với chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu hay không? Mẹ bầu uống sữa đậu nành được không? Liệu sữa đậu nành có những lợi ích gì đặc biệt đối với mẹ bầu và thai nhi? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bà bầu uống sữa đậu nành được không?

Câu trả lời là có. Sữa đậu nành là một lựa chọn tuyệt vời cho bà bầu, mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Theo các nghiên cứu, chất isoflavone có trong sữa đậu nành không hấp thụ qua nhau thai người nên sẽ không gây ảnh hưởng tới giới tính thai nhi như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Ngược lại, loại sữa này là nguồn protein thực vật tốt, cùng với các vitamin và khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, vitamin nhóm B,… tốt cho tim mạch, xương khớp, giảm nguy cơ sinh non, thai nhi nhẹ cân…

Một cốc 237 ml sữa đậu nành chứa:

  • Calo: 100.
  • Chất đạm: 7 gam.
  • Chất béo: 4 gam.
  • Carbohydrate: 8 gam.
  • Chất xơ: 1 gam.
  • Đường: 6 gam.

me-bau-uong-sua-dau-nanh-duoc-khong-1

Lợi ích của sữa đậu nành đối với bà bầu

Cung cấp các chất béo có lợi

Sữa đậu nành có chứa chất béo thực vật tốt giúp kiểm soát và ngăn chặn lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Omega-3 cũng là hàm lượng axit béo lành mạnh, ngăn ngừa sinh non, đồng thời hỗ trợ phát triển não bộ của thai nhi.

Giàu vitamin và khoáng chất

  • Vitamin B: Hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp mẹ bầu luôn tràn đầy sức sống.
  • Sắt: Ngăn ngừa thiếu máu, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho cả mẹ và bé.
  • Canxi: Cần thiết cho sự phát triển xương và răng của thai nhi, đồng thời giúp mẹ bầu ngăn ngừa loãng xương.
  • Magie: Giúp thư giãn cơ bắp, giảm chuột rút và hỗ trợ hệ thần kinh.

Ngoài ra, sữa đậu nành còn chứa vitamn A, vitamin E,…

me-bau-uong-sua-dau-nanh-duoc-khong-2

Hàm lượng protein cao

Sữa đậu nành cung cấp protein thực vật tốt cùng các axit amin cần thiết cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe mẹ bầu. Protein là nguyên liệu chính để xây dựng các tế bào mới cho cơ thể mẹ và bé, đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ khi nhu cầu protein tăng cao. Ngoài ra, protein giúp cung cấp năng lượng bền vững cho cơ thể, giúp mẹ bầu luôn cảm thấy no lâu. Một 1 ly sữa đậu nành có chứa khoảng 7g protein và 9 loại axit amin quan trọng như threonine, arginine, isoleucine, glycine, lysine,…

Giảm nguy cơ loãng xương

Sữa đậu nành giàu canxi và thường được bổ sung thêm vitamin D, giúp tăng cường mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương ở mẹ bầu.

me-bau-uong-sua-dau-nanh-duoc-khong-3

Ngăn ngừa dị tật thai nhi

Sữa đậu nành chứa nhiều axit choline, một chất dinh dưỡng rất quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Thêm vào đó, axit folic cũng giúp bảo vệ em bé khỏi các khuyết tật ống thân kinh. Đồng thời làm giảm nguy cơ tiền sản giật, ngăn ngừa các dạng thiếu máu.

me-bau-uong-sua-dau-nanh-duoc-khong-4

Làm đẹp da

Các hoạt chất trong đậu nành có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa da, giúp da trở nên mịn màng, hồng hào và tươi trẻ hơn, ngăn ngừa tình trạng thâm, nám.

Giảm tình trạng táo bón

Chất xơ trong sữa đậu nành sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động trơn tru hơn.

Tác hại khi lạm dụng sữa đậu nành

Mặc dù sữa đậu nành mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với bà bầu, nhưng việc lạm dụng loại đồ uống này cũng có thể gây ra một số tác hại không mong muốn. Dưới đây là những tác hại phổ biến khi tiêu thụ quá nhiều sữa đậu nành:

  • Ảnh hưởng đến quá trình hấp thu khoáng chất: Phytate có trong đậu nành có thể ức chế sự hấp thu các khoáng chất như sắt, kẽm, canxi. Nếu chỉ uống sữa đậu nành mà không bổ sung đủ các loại thực phẩm giàu khoáng chất khác, cơ thể có thể bị thiếu hụt các chất này.
  • Ảnh hưởng đến tuyến giáp: Goitrogen trong đậu nành có thể làm giảm khả năng hấp thu iốt của tuyến giáp, gây ra các vấn đề về tuyến giáp ở những người nhạy cảm.
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Chất xơ trong đậu nành có thể gây khó tiêu, đầy bụng nếu tiêu thụ quá nhiều. Một số người có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón khi uống quá nhiều sữa đậu nành.
  • Ảnh hưởng đến hormone: Isoflavone có cấu trúc tương tự estrogen, có thể ảnh hưởng đến cân bằng hormone ở một số người.

Mẹ bầu nên uống sữa đậu nành như nào để tốt cho sức khỏe? 

Sữa đậu nành là một lựa chọn tuyệt vời cho bà bầu, cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của loại sữa này, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

  • Không uống quá 500ml/ngày. Đây là lượng khuyến nghị để tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng khác.
  • Chia nhỏ ra uống thay vì uống một lần quá nhiều, mẹ bầu nên chia ra uống nhiều lần trong ngày để cơ thể hấp thụ tốt hơn.
  • Không nên uống sữa đậu nành kết hợp với một số loại trái cây có múi như quýt, cam, bưởi hoặc trứng vì có thể gây khó tiêu ở mẹ bầu.
  • Uống sữa đậu nành vào buổi sáng cùng với các loại bánh mì, bánh bao… sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Tránh uống khi đố vì có thể gây đầy bụng, khó chịu.
  • Không nên chỉ phụ thuộc vào sữa đậu nành mà cần kết hợp với các loại thực phẩm khác như rau xanh, trái cây, thịt, cá… để đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.

me-bau-uong-sua-dau-nanh-duoc-khong-5

Tham khảo thêm: Bầu uống trà sữa được không? Tác hại khi mẹ bầu uống nhiều trà sữa

Kết luận

Sữa đậu nành, với nguồn dinh dưỡng dồi dào và những lợi ích tuyệt vời, thực sự là một thức uống không thể thiếu trong chế độ ăn của mẹ bầu. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, mẹ bầu cần uống sữa đậu nành một cách khoa học và hợp lý. Hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ và kết hợp với một chế độ ăn uống cân bằng để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)