Mẹ sau sinh ăn rau má được không?

me-sau-sinh-an-rau-ma-duoc-khong

Mẹ sau sinh luôn mong muốn tìm kiếm những thực phẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt là để phục hồi cơ thể sau quá trình mang thai và sinh nở. Rau má, một loại thảo dược quen thuộc với nhiều người, được cho là có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy mẹ sau sinh ăn rau má được không? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Mẹ sau sinh ăn rau má được không?

Câu trả lời là có. Một số ý kiến cho rằng phụ nữ sau sinh không nên ăn rau má do loại rau này có tính hàn, có thể gây khó tiêu, buồn nôn, lạnh bụng cho những người có hệ tiêu hoá yếu, đặc biệt là những mẹ sau sinh đang cho con bú. Tuy nhên, theo các chuyên gia y tế, mẹ sau sinh hoàn toàn có thể ăn rau má.

Rau má mang đến nhiều lợi ích và hầu như không gây ra bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến sức khoẻ mẹ và bé. Vì thế, mẹ có thể ăn rau má ngay lúc mới sinh mà không cần kiêng nhiều ngày như một số loại thực phẩm khác. Đặc biệt, với những mẹ sinh mổ, rau má sẽ rất hữu ích trong việc thúc đẩy vết mổ nhanh lành, hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

me-sau-sinh-an-rau-ma-duoc-khong-1

5 lợi ích của rau má với mẹ sau sinh

Rau má từ lâu đã được biết đến như một loại thảo dược quý giá, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, đối với các mẹ sau sinh, rau má càng trở nên hữu ích hơn bao giờ hết. Dưới đây là 5 lợi ích nổi bật mà rau má mang lại:

Giúp lợi sữa

Lý do rau má có tác dụng lợi sữa là nhờ vào sự đa dạng dưỡng chất có trong nó. Rau má chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả, từ đó tăng tiết sữa mẹ. Hàng loạt các dưỡng chất như vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, beta caroten, sắt, magie, kali, phốt pho,… sẽ giúp giảm tình trạng thiếu máu sau sinh, từ đó tăng cường chất lượng sữa mẹ.

Làm mờ vết sẹo, nhanh lành vết thương

Rau má có chứa các hợp chất như asiaticoside và madecassoside, có tác dụng làm lành vết thương, kháng viêm, kháng khuẩn, kích thích sản sinh collagen, giúp da tái tạo nhanh chóng, làm lành vết mổ hoặc vết thương ở tầng sinh môn.

Ngoài ra, nước rau má còn giúp giảm các cơn đau nhức, làm dịu vết thương cho mẹ, nhất là vào những ngày đầu xuống khỏi giường để tập đi lại.

Tốt cho hệ tiêu hoá

Rau má có tính mát, giúp làm dịu hệ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Chất xơ trong loại rau này sẽ giúp tăng cường nhu động ruột, hỗ trợ mẹ tiêu hoá thức ăn tốt hơn. Ngoài ra, rau má cũng giúp làm giảm axit dạ dày và ngăn ngừa chứng ợ nóng, trào ngược axit.

Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Ngoài các dưỡng chất kể trên, trong rau má còn chứa triterpenoids với công dụng tuyệt vời trong việc giúp chị em phụ nữ sau sinh giảm stress, giảm cảm giác lo lắng, căng thẳng cũng như mệt mỏi của cơ thể. Mẹ nào hay bị mất ngủ, ngủ chập chờ, khó say giấc sau khi ăn rau má một thời gian sẽ thấy giấc ngủ được cải thiện rõ rệt.

Làm đẹp da, giảm cân

Rau má có tác dụng làm mát, giảm mụn nhọt, giúp da mẹ sau sinh hồng hào, mịn màng hơn. Các chất chống oxy hóa trong rau má như vitamin C, vitamin E còn giúp ngăn ngừa lão hóa da, làm chậm quá trình hình thành nếp nhăn.

Hơn nữa, rau má chứa ít calo, nhiều chất xơ tạo cảm giác no lâu, giúp mẹ hạn chế cảm giác thèm ăn, từ đó hỗ trợ giảm cân sau sinh hiệu quả. Chất xơ này không chỉ giúp cải thiện tiêu hoá mà còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất để đốt cháy calo tốt hơn.

me-sau-sinh-an-rau-ma-duoc-khong-2

Lưu ý khi ăn rau má sau sinh

Mặc dù mẹ sau sinh có thể ăn rau má, nhưng mẹ cũng cần lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ mẹ – bé và cũng là để tận dụng được tối đa lợi ích mà rau má đem lại:

  • Rửa thật sạch rau má trước khi chế biến: Do rau má thường mọc dại tại các bờ ruộng, kênh mương, đất bùn nên dễ chứa nhiều bụi bẩn, đất cát, vi khuẩn, ký sinh. Vì thế để tránh nhiễm khuẩn, mẹ cần rửa rau má với nhiều lần nước sạch kết hợp với nước rửa rau củ chuyên dụng.
  • Không nên lạm dụng: Mặc dù, rau má chứa nhiều dưỡng chất nhưng các mẹ cũng cần ăn với lượng vừa phải. Theo khuyến nghị, mẹ có thể ăn rau má sau sinh khoảng 40g/ ngày, tương đương với một cốc nước rau má. Bên cạnh đó, mẹ cần tránh ăn rau má liên tục quá một tháng mà cần có thời gian nghỉ, cách nửa tháng rồi mới ăn tiếp.
  • Không ăn hay uống nước rau má vào buổi tối: Do rau má có tính hàn, ăn vào buổi tối dễ khiến mẹ bị lạnh bụng, khó chịu về đêm. Thời điểm mẹ nên bổ sung rau má vào khoảng 10 giờ trưa đến 17 giờ chiều.
  • Những trường hợp không nên ăn rau má: Khi mẹ hoặc bé bị dị ứng; mẹ đang có triệu chứng đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy; mẹ đang sử dụng thuốc điều trị bệnh.

me-sau-sinh-an-rau-ma-duoc-khong-3

Tham khảo thêm: Mẹ bỉm sau sinh ăn khoai lang được không? Những điều cần lưu ý

Kết luận

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Mẹ sau sinh ăn rau má được không?” là hoàn toàn có thể. Rau má không chỉ an toàn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý chế biến và sử dụng rau má đúng cách để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)