Mẹ sốt có cho con bú được không?

me-sot-co-cho-con-bu-duoc-khong

Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi chống lại nhiễm trùng. Khi mẹ bị sốt, việc chăm sóc bản thân và bé trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đặc biệt, câu hỏi liệu có nên cho bé bú khi mẹ bị sốt luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ. Vậy mẹ bị sốt có cho con bú được không? Câu trả lời có thể sẽ khiến nhiều mẹ bất ngờ. Cùng tìm hiểu những thông tin khoa học để đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho cả mẹ và bé nhé.

Mẹ sốt có cho con bú được không?

Có nhiều mẹ cho rằng khi bị ốm sốt không nên cho con bú vì sẽ lây truyền sốt sang cho bé. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng mà nó còn phụ thuộc vào từng trường hợp mà mẹ mắc phải/

Các chuyên gia nhận định rằng khi mẹ bị sốt, các tác nhân gây sốt trong máu của mẹ có thể đi vào sữa và vào cơ thể bé. Nhưng mẹ hoàn toàn yên tâm vì các chất gây sốt này sẽ không được hấp thụ nhiều đến mức có thể gây sốt ở trẻ.

Hơn nữa, hầu hết các virus gây bệnh thông thường như cảm cúm, viêm họng, sốt… không lây truyền qua sữa mẹ. Nếu mẹ bị bệnh nặng, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bác sĩ có thể khuyên mẹ nên tạm ngưng cho con bú để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

me-sot-co-cho-con-bu-duoc-khong-1

Mách nhỏ 2 trường hợp mẹ sốt có thể con con bú

Mẹ bị sốt do virus cúm thông thường

Virus cúm thường không lây qua sữa mẹ. Ngược lại, sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp bảo vệ bé khỏi nhiễm trùng. Vì thế khi bị sốt thông thường mẹ vẫn có thể cho con bú mà không ảnh hưởng tới sức khoẻ của con. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn nhất.

Mẹ bị sốt do tắc tia sữa

Tắc tia sữa thường gây sốt ở một vùng nhỏ và không ảnh hưởng đến toàn bộ nguồn sữa. Cho con bú thường xuyên cũng là một cách tự nhiên giúp mẹ khơi thông tia sữa, giảm tình trạng tắc tia sữa. Vì thế, khi bị sốt do tắc tia sữa mẹ vẫn cho bé bú như bình thường để đảm bảo dinh dưỡng cho con.

5 trường hợp mẹ sốt không nên cho bé bú kẻo lây bệnh

Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp bảo vệ bé khỏi bệnh tật, và việc cho con bú thường được khuyến khích ngay cả khi mẹ bị ốm. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt cần cân nhắc kỹ lưỡng.

me-sot-co-cho-con-bu-duoc-khong-2

Mẹ bị sốt do ngộ độc thực phẩm

Mặc dù những virus gây sốt không truyền trực tiếp từ sữa mẹ nhưng những tạp chất độc hại thì vẫn có thể bị ngấm vào sữa mẹ. Các chất độc trong thức ăn bị ngộ độc cũng có thể truyền qua sữa và gây hại cho bé.

Vì thế mẹ nên tạm dừng cho con bú trong thời gian mẹ bị ngộ độc và hồi phục hoàn toàn. Uống nhiều nước, ăn thức ăn dễ tiêu, và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Mẹ bị viêm tuyến vú (áp xe ngực)

Mẹ bị sốt do viêm tuyến vú hoặc kèm theo các biểu hiện nôn, tiêu chảy nặng cũng không nên cho bé bú. Bởi các chất hoại tử của tuyến vú bị viêm có thể gây ra chứng rối loạn đường ruột, làm hệ tiêu hoá của bé bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, khi mẹ bị viêm nhiễm có thể có những vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Vi khuẩn gây viêm tuyến vú này có thể xâm nhập vào sữa mẹ, gây nhiễm trùng cho bé.

Mẹ bị sốt do nhiễm khuẩn nặng

Nhiễm khuẩn nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm và làm suy yếu sức khỏe của mẹ. Trường hợp này các mầm bệnh hoàn toàn có thể đi vào sữa mẹ và lây truyền qua bé gây ra một số triệu chứng khó chịu cho bé. Ngoài ra, đối với trường hợp mẹ bị virus cúm, virus corona thì mẹ không nên tiếp xúc với bé để tránh gây bệnh cho bé.

Mẹ bị sốt do nhiễm trùng hậu sản

Mẹ bị sốt do nhiễm trùng hậu sản thường có biểu hiện sốt cao 39,5˚C hoặc từ 39,5˚C trở lên nên không nên cho bé bú, vì khi đó việc cho bé bú sẽ làm mẹ rất khó chịu và sốt cao thêm. Một số virus gây nhiễm trùng cũng có thể đi vào sữa và lây nhiễm cho bé.

Mẹ bị sốt do mắc thủy đậu

Virus thủy đậu có thể truyền từ mẹ sang bé qua sữa mẹ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về việc cho con bú khi mắc thuỷ đậu. Nếu bé đã được tiêm phòng thủy đậu, mẹ có thể tiếp tục cho con bú. Nếu bé chưa được tiêm phòng, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.

Tham khảo thêm: Cho con bú mẹ có ăn cay được không?

5 lưu ý “vàng” mẹ cần biết để mau hết sốt – con bú khỏe hơn

Khi mẹ bị sốt, việc chăm sóc bản thân và đảm bảo nguồn sữa cho bé là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là 5 lưu ý “vàng” mẹ cần ghi nhớ:

  • Bù nước cho cơ thể: Mẹ bị sốt cơ thể mệt mỏi, ra nhiều mồ hơi khiến cơ thể mất nước nhiều, uống đủ nước giúp hạ sốt, làm loãng máu và đào thải độc tố. Ngoài nước lọc thì mẹ có thể uống nước trái cây, sữa,…
  • Bổ sung dinh dưỡng: Càng ốm mẹ càng phải ăn nhiều hơn, bổ sung đa dạng ngioofn dinh dưỡng từ thịt, cá, trứng, sữa,… đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin C giúp thúc đẩy chức năng miễn dịch, từ đó giúp mẹ nhanh hạ sốt. Nên chọn những món ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng như cháo, súp, trái cây chín…
  • Dùng khăn ấm lay người: Đây là cách giúp cơ thể mẹ hạ nhiệt, giảm sốt nhanh chóng cũng là giúp cơ thể mẹ luôn sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Mẹ nên dùng khăn ấm để lau người, đặc biệt các vị trí cổ, nạch, bẹn, trán, mang tai,…
  • Chú ý nghỉ ngơi đầy đủ: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh tật và tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.
  • Súc miệng bằng nước muối:  Nước muối sẽ giúp mẹ sát khuẩn và giảm đau rát họng. Mẹ nên súc miệng nước muối 3 – 4 lần/ ngày. Có thể sử dụng nước muối loãng tự pha hoặc nước muối sinh lý.

me-sot-co-cho-con-bu-duoc-khong-3

Kết luận

Như vậy, không phải trường hợp mẹ bị sốt nào cũng ngừng cho con bú. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng sức khỏe của mình và phương pháp cho con bú phù hợp.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)