Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn non yếu, việc bé bị khò khè khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Bên cạnh việc đưa bé đi khám bác sĩ, nhiều mẹ bỉm sữa tìm đến các mẹo dân gian để hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, không phải mẹo dân gian nào cũng phù hợp và an toàn cho trẻ. Bài viết này sẽ tổng hợp những mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh phổ biến được nhiều người áp dụng, đồng thời đưa ra những lưu ý cần thiết để đảm bảo an toàn cho bé. Ba mẹ hãy cùng theo dõi nhé!
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khò khè
Tiếng khò khè này thường xuất phát từ việc đường thở của bé bị hẹp lại hoặc có nhiều dịch nhầy. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:
Các bệnh lý đường hô hấp
- Viêm đường hô hấp trên: Viêm mũi, viêm họng, viêm amidan có thể gây sưng viêm đường thở, khiến bé khó thở và xuất hiện tiếng khò khè.
- Viêm tiểu phế quản: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây khò khè ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là vào mùa đông. Viêm tiểu phế quản khiến các ống khí quản nhỏ bị sưng và tiết nhiều dịch nhầy, gây khó thở.
- Hen suyễn: Mặc dù ít gặp ở trẻ sơ sinh nhưng hen suyễn cũng có thể là nguyên nhân gây khò khè.
- Viêm phổi: Viêm phổi khiến phổi bị viêm nhiễm, gây khó thở và khò khè.
Các nguyên nhân khác
- Trào ngược dạ dày thực quản: Axit dạ dày trào ngược lên thực quản có thể gây kích ứng đường hô hấp.
- Dị ứng: Bé có thể bị dị ứng với một số chất như bụi nhà, phấn hoa, lông động vật… gây ra các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, khò khè.
- Dị vật đường thở: Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ có thể bị hóc dị vật vào đường thở, gây khó thở và khò khè.
- Cấu trúc đường thở bất thường: Một số bé có cấu trúc đường thở bất thường từ khi sinh ra, như khe họng hẹp, dị tật thanh quản… cũng có thể gây khò khè.
Cách điều trị khò khè cho trẻ sơ sinh
Dùng nước muối sinh lý
Dung dịch nước muối sinh rất hữu dụng trong việc kiểm soát chứng khò khè cho trẻ sơ sinh. Ba mẹ hãy thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho bé bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn và giữ ấm đường thở. Việc làm này có thể giúp cải thiện lưu thông đường thở và giảm bớt các triệu chứng khó thở, thở khò khè cho bé.
Dùng thuốc trị khò khè cho bé
Nếu tình trạng khò khè của bé nặng và kéo dài thì ba mẹ có thể sử dụng thuốc. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, ba mẹ tuyệt đối không tự cho bé dùng thuốc kháng sinh. Ba mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ
Nếu bé bị khò khè do dị ứng bụi bẩn hoặc chất lượng không khí xấu thì phương pháp chữa trị được các chuyên gia khuyên là vệ sinh tai mũi họng hàng ngày. Vệ sinh tai mũi họng giúp cho đường thở của bé được thông thoáng, sạch sẽ, không còn chất đờm ứ đọng trên miệng, từ đó làm hết tình trạng thở khò khè đồng thời phòng tránh một số bệnh lý như viêm mũi, viêm phế quản, viêm họng,…
Làm sạch và làm ẩm không khí
Không khí khô, nhiều bụi và vi khuẩn có thể gây kích ứng màng nhầy mỏng manh của bé và làm chứng khò khè trầm trọng hơn. Sử dụng máy lọc không khí và tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm và thanh lọc không khí cho môi trường xung quanh bé. Điều này giữ cho đường thở bé thông thoáng vàg giảm bớt khó chịu liên quan đến thở khò khè.
Giữ ấm cho bé
Trẻ sơ sinh dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa. Vì thế, giữ ấm cho bé là việc làm cần thiết để ngăn không khí lạnh kích thích đường thở của bé. Ba mẹ nên cho bé mặc quần áo thoải mái, nhiều lớp và sử dụng giường thích hợp để duy trì nhiệt độ ấm cúng.
Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Gừng
Gừng là loại gia vị nổi tiếng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm khả năng giảm ho, giảm viêm đường thở. Có nhiều cách để dùng gừng trị thở khò khè cho bé. Ba mẹ có thể tham khảo 1 trong 3 cách sau:
- Trộn mật ong, nước lựu và nước gừng theo tủy lên bằng nhau. Cho bé uống một thìa hỗn hợp này 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Pha nửa cốc nước trắng với một thìa cà phê nước cốt gừng. Cho bé uống trước khi đi ngủ.
- Đun sôi nước gừng, để nguội rồi cho bé uống.
Mật ong
Mật ong có đặc tính làm dịu, có khả năng giúp giảm các triệu chứng thở khò khè ở trẻ sơ sinh. Ba mẹ có thể cho bé hít mùi thơm của mật ong hoặc pha mật ong với chút nước ấm, cho bé uống 3 lần/ ngày. Hay trước khi đi ngủ, cho bé uống một thìa mật ong trộn với bột quế sẽ giúp loại bỏ đờm ở cổ họng và giúp bé ngủ ngon hơn.
Sung
Quả sung có chứa những dinh dưỡng quý giá có thể giúp giảm khó thở, giảm đờm và cải thiện sức khỏe tổng thể đường hô hấp. Ba mẹ hãy ngâm sung trong cốc nước qua đêm. Sáng hôm sau, cho bé ăn quả sung ngâm khi bụng đói. Uống cả nước. Kiên trì thực hiện cách này trong vài tháng.
Dầu khuynh diệp
Loại dầu này được biết đến với đặc tính thông mũi và được dùng như một phương thuốc chữa chứng thở khò khè. Ba mẹ hãy nhỏ vài giọt dầu khuynh diệp lên khăn giấy cạnh đầu bé khi bé ngủ, để cho bé hít được hơi dầu khuynh diệp. Ba mẹ cũng có thể đun sôi vài giọt dầu khuynh diệp và cho bé hít nước này.
Chanh
Nhờ chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, chanh trở thành loại quả tuyệt vời để gảm bớt triệu chứng thở khò khè. Ba mẹ có thể pha nước chanh cho bé uống để giúp bé dễ thở, giảm khó chịu, tăng sức đề kháng.
Nước ấm
Nước ấm cũng là một trong những mẹo dân gian chữa thở khò khè cho bé hiệu quả. Nước ấm có tác dụng tốt trong việc giúp giảm đau họng, giảm ho và chữa cảm lạnh. Đặc biệt, nước ấm còn giúp làm tan đờm, bé sẽ nhanh khỏi bệnh về đường hô hấp hơn nếu ba mẹ cho bé uống nước ấm thường xuyên.
Tham khảo thêm: Mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả an toàn mẹ cần biết
Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ:
- Tiếng khò khè ngày càng trầm trọng: Nếu tiếng khò khè của bé ngày càng rõ ràng, kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đưa bé đi khám.
- Khó thở: Khi bé khó thở, thở nhanh, hóp lõm lồng ngực hoặc có dấu hiệu tím tái, hãy đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.
- Sốt cao, bỏ bú, quấy khóc: Nếu bé bị sốt cao, bỏ bú, quấy khóc liên tục kèm theo tiếng khò khè, đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.
- Có thêm các triệu chứng khác: Nếu bé có thêm các triệu chứng như ho nhiều, sổ mũi kéo dài, nôn trớ, hoặc có tiếng rít khi thở, bạn nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán chính xác.
- Bé dưới 3 tháng tuổi: Nếu bé dưới 3 tháng tuổi và xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến đường hô hấp, hãy đưa bé đi khám ngay cả khi triệu chứng không quá nghiêm trọng.
Kết luận
Bài viết trên đã tổng hợp một số mẹo dân gian thường được sử dụng để chữa khò khè cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cha mẹ cần nhớ rằng, việc tự ý điều trị tại nhà có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để đảm bảo an toàn cho bé, việc đưa bé đi khám bác sĩ là điều cần thiết. Bằng cách kết hợp giữa các biện pháp chăm sóc tại nhà và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ, bạn có thể giúp bé nhanh chóng hồi phục.
Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam