Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết được không? Cách điều trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh

mun-sua-o-tre-so-sinh

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến, thường xuất hiện trong vài tuần đầu sau sinh. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng mụn sữa có thể khiến bé khó chịu và làm các mẹ lo lắng. Vậy mụn sữa là gì, nguyên nhân do đâu và làm thế nào để chăm sóc bé khi bị mụn sữa? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Vì sao trẻ sơ sinh bị nổi mụn sữa?

Mụn sữa hay còn được gọi là nang kê, là những nốt mụn nhỏ li ti, thường có màu trắng hoặc vàng, xuất hiện chủ yếu trên mặt bé, đặc biệt là má, mũi và trán. Đây là vấn đề ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi bé chào đời đến khoảng 1 tháng tuổi.

Nghiên cứu chỉ ra rằng mụn sữa có liên quan đến hormone của mẹ hoặc của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, có một số yếu tố khiến gia tăng nguy cơ bé bị mụn sữa như sau:

  • Dị ứng: Một số bé có thể bị dị ứng với một số thành phần trong sữa mẹ hoặc sữa công thức, dẫn đến nổi mụn.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc mà mẹ sử dụng trong quá trình mang thai hoặc bé sử dụng sau khi sinh cũng có thể gây ra tác dụng phụ là nổi mụn.
  • Chế độ ăn của mẹ: Nếu mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ có thể làm tăng nguy cơ bé bị nổi mụn.
  • Phì đại tuyến bã nhờn: Một số bé có tuyến bã nhờn phát triển quá mức cũng có thể gây ra mụn.

mun-sua-o-tre-so-sinh-1

Dấu hiệu nhận biết mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Mụn sữa có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên khuôn mặt bé, nhưng phổ biến nhất là trên má và mũi. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp của mụn sữa ở trẻ sơ sinh:

  • Trên mặt bé nổi những hạt mụn trắng li ti.
  • Có thể xuất hiện mụn mủ hoặc mụn đầu trắng.
  • Vùng da quanh các nốt mụn có màu đỏ.
  • Bé quấy khóc khi mụn ngày càng rõ hơn.
  • Mụn xuất hiện nhiều hơn khi da bị nóng, bị ẩm mồ hôi hay khi tiếp xúc với quần áo có chất liệu thô ráp.

Mụn sữa trắng ở trẻ sơ sinh có tự hết được không?

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh sẽ tự biến mất trong vài tuần.  Mụn sữa xuất hiện do sự thay đổi hormone trong cơ thể mẹ và bé sau khi sinh, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Sau một thời gian, sự cân bằng hormone sẽ ổn định lại, tuyến bã nhờn hoạt động trở lại bình thường và các nốt mụn sẽ tự tiêu biến. Để giúp bé nhanh khỏi hơn, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc bé tại nhà.

Tuy nhiên, có một số trường hợp mụn sữa có thể kéo dài vài tháng. Nếu những nốt mụn sữa của bé không biến mất sau 3 tháng và có các dấu hiệu, ba mẹ cần đưa bé đi khám ngay:

  • Mụn trở thành mụn đầu đen, mụn mủ hoặc viêm.
  • Mụn sữa gây đau, khiến bé khóc chịu và quấy khóc nhiều.

Cách trị mụn sữa trẻ sơ sinh hiệu quả

Tắm lá khế

Lá khế là một trong những nguyên liệu tự nhiên được sử dụng để trị các vấn đề về da cho trẻ nhỏ trong dân gian. Ba mẹ hãy lấy một nắm lá khế, rửa sạch, đem đi đun sôi và lọc lấy nước để tắm cho bé. Áp dụng phương pháp này khoảng 3 lần/ tuần ba mẹ sẽ thấy tình trạng mụn sữa của bé được cải thiện rõ rệt.

mun-sua-o-tre-so-sinh-2

Tắm lá riềng

Để trị mụn sữa cho trẻ sơ sinh bằng lá riềng, ba mẹ hãy pha nước tắm cho bé theo các bước sau:

  • Chọn lá riềng có nguồn gốc tự nhiên để tránh lá bị nhiễm thuốc hóa học có thể gây hại cho làn da mỏng manh của bé.
  • Rửa sạch lá riềng.
  • Đun lá riềng, sau đó để nguội rồi pha nước tắm cho bé.

Tắm lá sài đất

Cách dùng lá sài đất tắm cho bé tương tự như dùng lá khế và lá riềng. Tuy nhiên, lá sài đất có thể không đảm bảo an toàn cho bé do tình trạng phun thuốc bảo vệ thực vật tràn lan và đặc tính hay mọc ở các bờ ruộng nên loại cây này có khả năng bị nhiễm thuốc. Vì thế, khi muốn dùng sài đất trị mụn sữa cho bé, ba mẹ cần phải chú ý đến địa điểm cây mọc để đảm bảo an toàn cho làn da non nớt của bé.

mun-sua-o-tre-so-sinh--3

Sử dụng thuốc trị mụn sữa

Nếu tình trạng mụn sữa của bé kéo dài quá lâu, ba mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ da liễu để thăm khám chính xác. Với từng tình trạng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, giảm đau, bôi hay uống khác nhau.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị mụn sữa

Để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn và hỗ trợ quá trình tự lành, mẹ có thể áp dụng một số cách chăm sóc sau:

  • Vệ sinh da cho bé: Tắm cho bé bằng nước ấm sạch. Sử dụng khăn mềm, sạch để lau nhẹ nhàng vùng da bị mụn. Nên hạn chế sử dụng xà phòng, đặc biệt là các loại có hương liệu hoặc chất tạo màu. Nếu cần, chỉ nên dùng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh và dịu nhẹ.
  • Giữ da bé khô thoáng: Mặc cho bé quần áo bằng chất liệu cotton mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt. Không quấn quá nhiều khăn choàng hay mặc quá nhiều quần áo cho bé, đặc biệt là trong thời tiết nóng.
  • Không nặn mụn: Việc nặn mụn có thể làm tổn thương da và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nặn mụn còn có thể khiến mụn lan rộng và để lại sẹo.
  • Tránh tiếp xúc với chất kích ứng: Hạn chế sử dụng các loại kem dưỡng da, đặc biệt là những loại có chứa hương liệu hoặc chất bảo quản. Giữ cho da bé luôn khô thoáng để tránh mồ hôi tích tụ và gây kích ứng.

mun-sua-o--so-sinh-4

Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước có sao không?

Kết luận

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là một tình trạng sinh lý bình thường và thường tự khỏi sau vài tuần. Với những cách chăm sóc đơn giản như giữ da bé sạch sẽ, tránh chạm vào mụn và sử dụng sản phẩm dịu nhẹ, ba mẹ có thể giúp bé cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình này. Hãy kiên nhẫn và tin tưởng rằng làn da của bé sẽ sớm trở lại bình thường.

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

Hotline chăm sóc khách hàng và bảo hành sản phẩm 24/7: 0384.947.974

 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *