Nên bấm lỗ tai cho bé khi nào? Cách chăm sóc lỗ tai mới bấm cho bé hiệu quả

nen-bam-lo-tai-cho-be-khi-nao

Bấm lỗ tai cho bé gái từ lâu đã trở thành một xu hướng làm đẹp được nhiều mẹ ưa chuộng. Tuy nhiên, câu hỏi “Nên bấm lỗ tai cho bé khi nào?” vẫn luôn là nỗi băn khoăn của các bậc phụ huynh. Một số mẹ cho rằng nên bấm lỗ tai cho bé càng sớm càng tốt để bé làm quen dần, trong khi những người khác lại lo ngại về nguy cơ nhiễm trùng. Vậy đâu mới là thời điểm thích hợp nhất để bấm lỗ tai cho bé? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây ba mẹ nhé!

Nên bấm lỗ tai cho bé khi nào?

Đa số các chuyên gia khuyên nên đợi đến khi bé khoảng 6 tháng tuổi trở lên. Lúc này, hệ miễn dịch của bé đã phát triển hơn, khả năng chống lại nhiễm trùng tốt hơn và tránh mưng mủ không mong muốn. Bởi theo thống kê tại các bệnh viện, rất nhiều bé bấm lỗ tai bị nhiễm trùng, mưng mủ do nhiều nguyên nhân ở độ tuổi nhỏ hơn 6 tháng.

Tuy nhiên, tại các bệnh viện phụ sản lớn, uy tín và chất lượng vẫn có dịch vụ bấm lỗ tai ngay từ khi bé chào đời khoảng 2 – 3 ngày. Đội ngũ bác sĩ, chuyên viên chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tại đây được đào tạo chuyên nghiệp, quy trình đảm bảo vô trùng, sạch khuẩn nhằm hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn tối đa cho bé. Không những thế, khi cho bé bấm lỗ tai ở những bệnh viện phụ sản uy tín, chất lượng, chuyên viên chăm sóc sẽ tư vẫn, hỗ trợ cũng như phổ biến kiến thức cho ba mẹ về việc chăm sóc lỗ tai cho bé đến khi lành hẳn.

nen-bam-lo-tai-cho-be-khi-nao-1

Tại sao nên lựa chọn địa chỉ bấm lỗ tai uy tín chất lượng?

Việc lựa chọn một địa chỉ bấm lỗ tai uy tín và chất lượng là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bé. Các cơ sở uy tín luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình vô trùng, sử dụng dụng cụ y tế đã được khử trùng, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng cho bé. Không gian làm việc sạch sẽ, thoáng mát giúp giảm thiểu vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe cho bé.

Các chuyên viên tại những cơ sở uy tín có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao, giúp quá trình bấm lỗ tai diễn ra nhanh chóng, chính xác và ít đau đớn cho bé. Họ sử dụng các loại kim chuyên dụng, đảm bảo lỗ tai được bấm chính xác, không gây tổn thương đến các mô xung quanh.

Ngoài ra, các chuyên viên sẽ tư vấn cho ba mẹ về vị trí bấm lỗ tai phù hợp với khuôn mặt của bé, giúp bé trở nên xinh xắn hơn. Ba mẹ cũng sẽ được hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc lỗ tai mới bấm cho bé tại nhà để tránh nhiễm trùng.

nen-bam-lo-tai-cho-be-khi-nao-2

Bấm lỗ tai bao lâu thì lành?

Thời gian lành của lỗ tai sau khi bấm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí bấm, cơ địa mỗi bé và cách chăm sóc, vệ sinh lỗ tai của ba mẹ. Thông thương, lỗ xỏ ở dái tai, nơi có phần thịt mềm thường lành sau khoảng 3 – 4 tuần, ở vị trí sụn tai hoặc vành tai thì quá trình hồi phục có thể kéo dài hơn, từ 6 tuần đến 3 tháng. Sau khi xỏ lỗ tai, mỗi ngày ba mẹ cần bôi dầu mù u lên trái tai của bé.

Cách chăm sóc tai cho bé sau khi bấm để nhanh lành và tránh nhiễm trùng

Thông thường tại bệnh viện, sau khi thực hiện bấm lỗ tai cho bé, các nhân viên y tế sẽ xỏ qua lỗ tai một sợi chỉ vô trùng trước khi đeo bông tai. Khi về nhà, nếu sợi chỉ quá dài, ba mẹ có thể rút chỉ lại hoặc cắt bở tùy thích nhằm tránh trường hợp bé cáu, quơ tau và giật sợi chỉ làm chảy máu lỗ vừa bấm. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần lưu ý vệ sinh tai cho bé để tránh nhiễm trùng. Dưới đây là cách chăm sóc tai cho bé sau khi bấm để nhanh lành mà ba mẹ cần lưu ý:

  • Vệ sinh tai hàng ngày cho bé. Trước khi chạm vào tai bé, hãy rửa tay thật kỹ bằng xà phòng diệt khuẩn. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhân viên y tế để chọn loại dung dịch sát khuẩn phù hợp. Dùng bông sạch thấm dung dịch và nhẹ nhàng lau sạch xung quanh lỗ tai, cả mặt trước và mặt sau. Tuyệt đối không sử dụng cồn hay chất tẩy mạnh như oxy già để vệ sinh tai bé.
  • Trong tuần đầu, ba mẹ không xoay sợi chỉ mới xỏ. Bắt đầu sau tuần đầu tiên, ba mẹ có thể xoa dầu mù ù và xoay sợi chỉ nhẹ nhàng sau đó vệ sinh tai cho bé.
  • Trong khoảng thời gian 2 tuần kể từ ngày bấm lỗ tai, tai bé rất dễ bị nhiễm trùng nên ba mẹ cần hạn chế cho bé nghịch nước bẩn để tránh bé chạm tay bẩn vào tai.
  • Khi vết xỏ đã lành hẳn, khoảng 6 – 8 tuần, ba mẹ có thể thay khuyên tai cho bé. Nên đeo các loại khuyên bằng kim loại không gỉ hoặc vàng. Không đeo những loại khuyên tai khác để tránh gây dị ứng cho bé.
  • Khi tắm cho bé, ba mẹ cần tránh để dầu gội, sữa tắm, nước hoa hay những hóa chất mỹ phẩm khác tác động lên vị trí bấm lỗ tai nhằm hạn chế nguy cơ dị ứng.
  • Khi thay áo cho bé, ba mẹ nhẹ tay, cẩn thận để không đụng vào vết bấm tai nhằm hạn chế đau cũng như hình thành sẹo.
  • Theo dõi xem tai bé có dấu hiệu sưng đỏ, nóng, đau, chảy mủ hay không. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào, ba mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay.

nen-bam-lo-tai-cho-be-khi-nao-3

Tham khảo thêm: Có nên cắt lông mi cho trẻ sơ sinh không? Cách dưỡng mi cho bé hiệu quả

Kết luận

Việc bấm lỗ tai cho bé là một quyết định quan trọng, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng. Để quá trình này diễn ra an toàn và hiệu quả, các bậc phụ huynh cần nắm rõ những kiến thức về thời điểm thích hợp để bấm lỗ tai và cách chăm sóc lỗ tai sau khi bấm. Với những thông tin trên, hi vọng các bậc phụ huynh đã có thêm kiến thức để chăm sóc lỗ tai cho bé một cách tốt nhất, giúp bé nhanh chóng hồi phục và có một đôi tai xinh xắn.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)