Nguyên nhân bé bị mẩn đỏ ở cổ và cách chữa hiệu quả

be-bi-man-do-o-co-

Mỗi khi thấy làn da hồng hào của bé xuất hiện những nốt mẩn đỏ, các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Mẩn đỏ ở cổ không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bé bị mẩn đỏ ở cổ và chúng ta cần làm gì để giúp bé nhanh chóng hồi phục? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Nguyên nhân bé bị mẩn đỏ ở cổ và cách chữa hiệu quả

Nguyên nhân trẻ bị mẩn đỏ ở cổ

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ, có thể do dị ứng thời tiết, hóa chất nhưng cũng có thể do một bệnh lý nào đó. Dưới đây là các nguyên nhân chính ba mẹ cần biết:

  • Hăm da: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, đặc biệt ở vùng da có nhiều nếp gấp như cổ. Mồ hôi, nước tiểu hoặc phân tiếp xúc với da trong thời gian dài có thể gây kích ứng và dẫn đến hăm da.
  • Rôm sảy: Đây cũng là một tình trạng rất phổ biến ở trẻ nhỏ do thời tiết nóng bức, ẩm ướt khiến ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn, mồ hôi bị giữ lại dưới da gây mẩn ngứa.
  • Dị ứng: Bé có thể bị dị ứng với chất tẩy rửa, xà phòng, vải sợi tổng hợp, hoặc một số loại thức ăn mà mẹ ăn. Do hệ thống miễn dịch của bé chưa hoàn thiện nên rất dễ bị dị ứng với các tác nhân như thời tiết, thực phẩm, mỹ phẩm, môi trường,…
  • Nhiễm trùng: Vi khuẩn, nấm hoặc virus có thể xâm nhập vào da và gây nhiễm trùng, dẫn đến mẩn đỏ, ngứa và sưng tấy. Một số bệnh do vi khuẩn, virus trên da gây ra như chốc lở, tinh hồng nhiệt, ban đào, ban đỏ, tay chân miệng, thủy đậu,…
  • Côn trùng cắn: Muỗi, kiến hoặc các loại côn trùng khác cắn cũng có thể gây mẩn đỏ và ngứa.
  • Bệnh lý da: Một số bệnh lý da như viêm da cơ địa, vẩy nến, nấm da cũng có thể biểu hiện bằng các nốt mẩn đỏ ở cổ.

be-bi-man-do-o-co-1

Cách chữa trị

Để đẩy lùi tình trạng nổi mẩn đỏ ở cổ cho bé, ba mẹ cần lưu ý điều trị theo nguyên nhân:

  • Nếu do dị ứng, hãy xác định và loại bỏ tác nhân gây dị ứng.
  • Nếu do nhiễm trùng, cần sử dụng thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu do bệnh lý da, cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

be-bi-man-do-o-co-2

Ngoài ra, ba mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian với các nguyên liệu tự nhiên để làm giảm các nốt mẩn đổ cho con:

  • Gel nha đam: Có công dụng làm mát, làm dịu những vùng da bị tổn thương của bé. Ba mẹ có thể thao trực tiếp nha đam lên vùng da mẩn đỏ của con. Giữ như vậy trong vòng 15 phút rồi rửa sạch với nước.
  • Tắm cho bé bằng nước lá kinh giới, tía tô, lá khế. Những loại lá này có khả năng làm giảm khả năng viêm, giảm mẩn ngứa nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

Tham khảo thêm: Tắm cho trẻ sơ sinh bằng lá gì tốt nhất và dễ tìm kiếm nhất hiện nay?

Bé bị mẩn đỏ ở cổ có nguy hiểm không?

Tình trạng mẩn đỏ có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu nguyên nhân do bệnh lý về da gây ra thì ba mẹ cần hết sức lưu ý. Điều tốt nhất ba mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp chữa trị phù hợp.

Vậy khi nào ba mẹ nên lo lắng?

  • Mẩn đỏ lan rộng: Nếu mẩn đỏ lan rộng ra các vùng khác trên cơ thể, đặc biệt là mặt, lưng hoặc các nếp gấp khác.
  • Mẩn đỏ kèm theo các triệu chứng khác: Sốt cao, khó thở, bỏ bú, quấy khóc, nổi mụn nước, mủ…
  • Mẩn đỏ không thuyên giảm: Dù đã chăm sóc tại nhà nhưng mẩn đỏ vẫn không có dấu hiệu cải thiện sau vài ngày.
  • Bé có dấu hiệu khó chịu: Ngứa ngáy dữ dội, bé gãi nhiều khiến da bị trầy xước, dễ nhiễm trùng.

Cách chăm sóc an toàn khi bé bị nổi mẩn ở cổ

Nổi mẩn đỏ ở cổ có thể không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến bé rất khó chịu, ngứa, đau và có thể tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý. Khi đó, bé sẽ bỏ bú, biếng ăn và quấy khóc nhiều hơn. Vì thế, trong thời gian bé bị mẩn đỏ này ba mẹ cần chú ý chăm sóc con cẩn thận hơn.

Ba mẹ hãy vệ sinh thường xuyên vùng cổ cho con. Ngay sau khi cho bé bú xong, mẹ hãy lau rửa miệng, mặt và cổ cho bé bằng khăn mềm, sạch. Nếu bé chảy dãi nhiều nên đéo yếm và chú ý thường xuyên lau dãi cho bé. Sau khi lâu vùng, miệng, cổ bé bằng nước ấm, ba mẹ hãy lau lại bằng khăn bông khô.

Tiếp đến cho bé mặc những bộ đồ thoáng mát, chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt. Cho con chơi, ngủ ở môi trường khô thoáng, mát mẻ, nhiệt độ vừa phải.

Bên cạnh đó, ba mẹ chú ý không để bé gãi hay cào vùng da bị mẩn đỏ làm trầy xước, loét da. Vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào làn da non nớt của bé.

be-bi-man-do-o-co-3

Kết luận

Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân, cách chăm sóc và khi nào cần đưa trẻ đi khám khi bé nổi mẩn đỏ ở cổ. Hãy nhớ rằng, việc tạo một môi trường sống thoải mái, vệ sinh sạch sẽ và một chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để giúp bé phát triển khỏe mạnh ba mẹ nhé!

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)