Những loại rau mẹ bầu không nên ăn trong thai kì

nhung-loai-rau-me-bau-khong-nen-an

Mang thai là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với người phụ nữ, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung, các mẹ bầu cũng cần lưu ý hạn chế hoặc kiêng khem một số loại rau củ quả để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến thai kỳ. Mẹ có biết những loại rau mẹ bầu không nên ăn trong thai kỳ để đảm bảo an toàn? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm hiểu kỹ hơn về điều này. Các mẹ hãy cùng theo dõi nhé!

Vì sao mẹ bầu cần tránh ăn một số loại rau khi mang thai?

Mẹ bầu cần kiêng ăn một số loại rau nhất định trong thai kỳ có liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó có hệ miễn dịch của phụ nữa mang thai. Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ trở nên yếu hơn, khó đề phòng các bệnh lý nên cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống. Trong khi đó, một số loại rau có thể khiến bà bầu bị ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng máu, co bóp tử cung, tăng nguy cơ sảy thai,… và tác động xấu tới quá trình phát triển của thai nhi.

Một số loại rau như rau ngót, rau răm, măng tây,… có thể chứa hàm lượng nitrat cao. Nitrat khi chuyển hóa trong cơ thể có thể thành nitrit, ảnh hưởng đến việc vận chuyển oxy của thai nhi. Khi ăn rau không tốt còn có thể gây đầy hơi, khó tiêu cho mẹ bầu do sự thay đổi nội tiết tố và hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả hơn.

Một số hoạt chất có trong những loại rau bà bầu không nên ăn có thể là tác nhân kích hoạt hormone trong cơ thể, từ đó tăng cường co bóp, vận động ở tử cung dẫn đến tình trạng nguy hiểm, đặc biệt là với bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Như vậy, dù mang thai lần đầu hay nhiều lần sau, các mẹ vẫn cần chú ý đến những loại rau ăn vào cơ thể.

Những loại rau mẹ bầu không nên ăn

Rau ngót

Rau ngót chứa hàm lượng papaverin cao, một chất có tác dụng giảm đau, giãn cơ và hạ huyết áp. Chất này có thể kích thích co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thai kỳ khi thai nhi còn yếu ớt.

Ngoài ra, rau ngót chứa nhiều axit oxalic, một chất có thể kết hợp với canxi trong cơ thể, tạo thành các muối oxalate không hòa tan, gây cản trở việc hấp thu canxi. Trong thai kỳ, mẹ bầu nếu không nạp đủ canxi có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của xương và răng thai nhi.

nhung-loai-rau-me-bau-khong-nen-an-1

Rau sam

Tuy rau sam được biết đến như một loại dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể nhờ tính hàn, vị chua nhưng nếu mẹ ăn rau này trong thai kỳ thì có thể gây kích thích mạnh tới tử cung, làm tăng tần suất co bóp dẫn tới chảy máu tử cung đặc biệt là trong giai đoạn đầu thai kỳ khi thai nhi còn yếu ớt.

Ngải cứu

Các nghiên cứu chỉ ra rằng mẹ bầu ăn rau ngải cứu từ 50 – 100g mỗi ngày làm tăng 40% nguy cơ sảy thai, do loại rau này chứa hàm lượng methanol khá cao, gây giảm khả năng sinh sản. Ngoài ra, ngải cứu chứa nhiều tinh dầu, nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.

Đu đủ xanh

Lý do mẹ bầu không nên ăn đu đủ xanh là do nó có chứa papain, một loại enzyme tiêu hóa mạnh có thể làm mềm tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai cao. Chất này trong đu đủ xanh có thể kích thích co bóp tử cung, dẫn đến nguy cơ sinh non hoặc chuyển dạ sớm. Ngoài ra, trong nhựa đu đủ xanh có nhiều mủ có thể gây kích ứng tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa cho mẹ bầu.

nhung-loai-rau-me-bau-khong-nen-an-2

Tham khảo thêm: Bầu 4 tháng ăn đu đủ xanh được không?

Mướp đắng

Mướp đắng tuy cũng có tính mát, thanh nhiệt giải độc, chống viêm tốt nhưng khi bà bầu ăn thì có thể gây đau bụng, tăng nguy cơ sinh non. Nguyên nhân là do trong thành phần dinh dưỡng của mướp đắng có chứa các chất làm kích thích dạ dày và đặc biệt là quinin gây co bóp tử cung.

Rau chùm ngây

Trong suốt thai kỳ, tốt nhất các mẹ nên hạn chế hoàn toàn rau chùm ngây bởi nó chứa alpha-sitosterol, một chất có thể gây co cơ trơn tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai cao. Sử dụng rau chùm ngây thường xuyên và lâu dài có thể gây vô sinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Ngoài ra, rau chùm ngây chứa nhiều saponin, có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ và bé.

Rau củ quả muối chua

Các loại rau của quả muối chua tuy ngon miệng, kích thích vị giác nhưng lại chứa nhiều nitrit sau quá trình ủ lên men, dễ gây hại tới sức khỏe mẹ và bé nếu ăn thường xuyên. Rau củ quả muối chua thường chứa rất nhiều muối. Ăn nhiều muối có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như:

  • Tăng huyết áp: Nguy cơ cao gặp phải tình trạng mất nước, tăng huyết áp trong thai kỳ, cùng một số biến chứng không mong muốn như ợ nóng, khó tiêu và tổn thương thận.
  • Phù nề: Muối dư thừa có thể gây tích tụ nước trong cơ thể, dẫn đến phù nề, đặc biệt là ở mặt, tay và chân.
  • Nguy cơ tiền sản giật: Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.

nhung-loai-rau-me-bau-khong-nen-an-3

Các loại rau mẹ bầu nên ăn

Rau bắp cải

Loại rau đầu tiên được các bác sĩ khuyên nên bổ sung trong thai kỳ đó là rau bắp cải. Bắp cải chứa nhiều vitamin C, K, B6, folate, kali, canxi và chất xơ. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, vitamin K cần thiết cho quá trình đông máu, folate giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi, kali giúp điều hòa huyết áp, canxi giúp phát triển hệ xương và răng chắc khỏe, chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón.

Rau bó xôi

Rau bó xôi (còn gọi là rau chân vịt) là một loại rau xanh giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Loại rau này rất giàu canxi và sắt giúp phòng ngừa loãng xương và thiếu máu cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C, vitamin E và magie trong loại rau này cũng rất cao, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho thai nhi.

Bông cải xanh

Trong bông cải xanh cũng có nhiều dinh dưỡng có lợi cho mẹ và bé như vitamin A, vitamin C, vitamin C, Canxi, Photpho,… Đặc biệt nhất là axit folic rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Cùng với đó là lượng chất xơ cao giúp mẹ bầu giảm tình trạng táo bón thai kỳ hiệu quả.

Ớt chuông

Ớt chuông đặc biệt chứa hàm lượng vitamin C rất cao giúp tăng sức đề kháng tự nhiên cho mẹ bầu, từ đó mẹ tránh được bệnh do suy giảm miễn dịch. Ớt chuông còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, E và beta-carotene, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do.

Cà rốt

Vitamin A có trong cà rốt rất tốt cho bà bầu, phòng tránh khô mỏi mắt và tăng thị lực cho thai nhi. Cà rốt chứa nhiều chất chống oxy hóa như beta-carotene, lutein và zeaxanthin và đặc biệt là hỗ trợ phát triển hệ xương và chức năng não bộ của thai nhi.

Khoai lang

Khoai lang là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi. Bà bầu ăn khoai lang để hỗ trợ tránh táo bón khi mang thai rất hiệu quả, chỉ số đường huyết thấp, giúp kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Vitamin C và beta-carotene trong khoai lang giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp mẹ bầu chống lại các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra kali trong khoai lang sẽ giúp điều hòa huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho mẹ.

nhung-loai-rau-me-bau-khong-nen-an-4

Kết luận

Trên đây là tất cả những loại rau bà bầu không nên ăn trong thai kỳ mà Kamidi muốn chia sẻ đến các mẹ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các mẹ trong quá trình xây dựng chế độ ăn uống khi mang thai. Ngoài rau xanh, mẹ hãy chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất khác và hãy ăn đa dạng thực phẩm mẹ nhé!

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)