Sau sinh ăn cua được không? Lưu ý khi ăn cua cho mẹ bầu

sau-sinh-an-cua-duoc-khong

Sau sinh, chế độ dinh dưỡng của mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhiều mẹ bỉm sữa thường thắc mắc liệu có nên ăn cua trong giai đoạn này hay không? Bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc sau sinh ăn cua được không và đưa ra những lưu ý cần thiết khi ăn cua sau sinh.

Sau sinh ăn cua được không?

Cua đồng

Đối với loại cua này, sau sinh 6 tháng mẹ mới nên bắt đầu ăn, không nên ăn quá sớm. Cua đồng tuy là thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ nhưng có tính hàn cao, ăn quá sớm dễ gây tiêu chảy, ngộ độc cho thể trạng còn yếu sau sinh.

Thịt cua đồng rất giàu các chất như canxi, sắt, protein, lipit. Trong giai đoạn ở cữ, dinh dưỡng của cua được hấp thu tốt cho cơ thể mẹ đang dần hồi phục và khoẻ mạnh. Nếu mẹ ăn cua đồng đúng thời điểm thì sẽ không gây hại gì tới sức khoẻ mà còn giúp cơ thể hồi phục tốt hơn.

sau-sinh-an-cua-duoc-khong-2

Cua biển

Đối với cua biển, sau sinh mẹ cũng có thể ăn được nhưng cũng nên ăn sau sinh 2 – 3 tháng. Cua biển chứa rất nhiều dinh dưỡng giúp mẹ và em bé khoẻ mạnh. Trong 100g cua biển có các thành phần dưỡng chất chính sau:

  • 59 – 90mg canxi;
  • 15 – 20g chất đạm;
  • 600 – 900mg chất béo;
  • 180 – 200mg photpho;
  • Hàm lượng omega-3 cao;
  • Một số loại vitamin A, B1, B2, C, sắt, magie…

Cua biển còn có tác dụng thanh nhiệt, ngăn ngừa thiếu máu sau sinh. Đặc biệt, nó bổ sung canxi cho bé thông qua sữa mẹ, tăng cường sức đề kháng để giúp bé phát triển toàn diện, hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương, thấp còi.

sau-sinh-an-cua-duoc-khong-1

Những điều mẹ bỉm cần lưu ý khi ăn cua

Mặc dù cua là một món ăn ngon và bổ dưỡng, nhưng mẹ bỉm sữa cần hết sức lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số điều cần ghi nhớ:

  • Không ăn cua để qua đêm: Thịt cua đã qua chế biến rất dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn và biến chất nếu để qua đêm. Mẹ ăn phải cua để qua đêm sẽ rất dễ bị đau bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng tới cả em bé.
  • Không ăn cam quýt sau khi ăn cua: Ăn cả cùng với trái cây giàu vitamin C có thể gây ngộ độc do trong cua có chứa nhiều asen pentavenlent. Chất này khi kết hợp với vitamin C sẽ tạo thành chất độc.
  • Không uống sữa ngay sau khi ăn cua: Sữa là thực phẩm kỵ với cua. Sau khi ăn cua mà uống sữa thì có thể khiến mẹ bị dị ứng. Ngoài ra, uống sữa sau khi ăn cua thì vị tanh của cua kết hợp với vị ngọt của sữa sẽ gây khó chịu, buồn nôn.
  • Thực phẩm kỵ cua biển: Rau kinh giới, quả hồng và nước trà là những thực phẩm kỵ với cua biển. Vì thế, mẹ cần ghi nhớ để không kết hợp ăn chung, tránh gây ngộ độc thực phẩm.
  • Chỉ mua và chế biến cua còn sống: Luôn ưu tiên chọn cua tươi sống, chắc thịt để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Cua chết sẽ sản sinh ra lượng histidine rất cao. Đây là chất độc gây ngộ độc và rối loạn tiêu hoá.
  • Không ăn gỏi cua: Vì đây là món ăn chưa chín hoàn toàn, có thể chứa nhiều sán và v khuẩn gây hại. Đối với cơ thể và hệ tiêu hoá còn yếu của mẹ sau sinh thì đặc biệt cần tránh xa món ăn để không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ hai mẹ con.
  • Hạn chế ăn cua vào buổi tối: Các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ở phụ nữ sau sinh cần được nghỉ ngơi vào buổi tối vì cần phục hồi. Do đó, khó hấp thụ và đào thải canxi trong cua. Nếu ăn cua vào buổi tối dẫn đến hậu quả ảnh hưởng tới chức năng của thận và đường tiết niệu, dễ gây sỏi thận.
  • Nghe theo cơ thể: Mỗi người có một cơ địa khác nhau. Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, khó tiêu, hãy dừng lại và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những trường hợp không nên ăn cua sau sinh

Mặc dù cua là một loại hải sản giàu dinh dưỡng, nhưng không phải mẹ sau sinh nào cũng nên ăn. Có một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý không nên ăn để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

  • Mẹ bị bệnh tim mạch không ăn cua vì chúng có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu.
  • Mẹ đang dùng thuốc do trong cua có chứa nhiều selen sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.
  • Mẹ có cơ địa dễ dị ứng tuyệt đối không ăn cua vì có thể gây sốc phản vệ rất nguy hiểm.
  • Mẹ bị cảm lạnh không nên ăn vì món ăn này có thể khiến tăng tính lạnh làm cơ thể mẹ mệt mỏi hơn.
  • Mẹ bị gút, viêm khớp nên tránh xa cua vì chúng có xu hướng làm tăng nồng độ axit uric, làm các cơn đau trầm trọng hơn.
  • Mẹ bị rối loạn mỡ máu, huyết áp cao cũng không nên ăn cua vì cua có nguy cơ làm tăng cholesterol.
  • Mẹ sau sinh bị suy giảm chức năng gan thận. Gan và thận là cơ quan giúp đào thải các chất độc hại trong cơ thể, việc ăn cua có thể làm tăng gánh nặng cho các cơ quan này.

sau-sinh-an-cua-4

Tham khảo thêm: Mẹ sau sinh ăn tôm được không? Lợi ích của tôm với sức khỏe mẹ

Kết luận

Như vậy, việc ăn cua sau sinh hoàn toàn có thể, nhưng mẹ cần phải hết sức thận trọng. Việc lựa chọn loại cua, thời điểm ăn, cách chế biến và tình trạng sức khỏe cá nhân đều là những yếu tố quan trọng cần được cân nhắc. Hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)