Sau sinh ăn mực được không? Ăn mực cần lưu ý điều gì?

sau-sinh-an-muc-duoc-khong

Mực là loại hải sản quen thuộc mang đến giá trị dinh dưỡng cao. Một câu hỏi đặt ra là “sau sinh ăn mực được không” bởi cơ thể mẹ sau sinh rất yếu, mực là loại hải sản giàu dinh dưỡng, nhưng cũng tiềm ẩn một số lưu ý nhất định. Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những lợi ích của mực đối với sức khỏe của mẹ sau sinh, cũng như những lưu ý cần thiết khi ăn loại hải sản này.

Giá trị dinh dưỡng của mực

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g mực tươi gồm các chất chính sau:

  • Chất đạm: 16,5 g
  • Chất béo: 900 mg
  • Canxi: 14 mg
  • Kali: 140 mg
  • Vitamin PP: 1000 mg
  • Nhiều loại vitamin khác như: A, E, B,…

Bên cạnh hàm lượng dinh dưỡng trên mực cũng có thể gây ngộ độc và dị ứng. Vậy mẹ sau sinh có ăn mực được không? Các mẹ hãy theo dõi tiếp dưới đây để có câu trả lời đầy đủ.

Sau sinh ăn mực được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sau sinh mẹ hoàn toàn có thể ăn mực nếu không có tiền sử dị ứng với loại hải sản này. Mực đem lại rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ của mẹ, bảo gồm chất đạm, chế béo không no, omega-3, vitamin và khoáng chất.

Tuy nhiên, chế độ ăn sau sinh rất quan trọng, mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Mẹ nên ăn mực ở mức độ vừa phải và đảm bảo vệ sinh, để tránh bị đầy bụng, khó tiêu và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến hải sản.

sau-sinh-an-muc-duoc-khong-1

Lợi ích khi mẹ sau sinh ăn mực

Tốt cho tim mạch

Mực là nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào, một loại chất béo không bão hòa đa giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám trong động mạch. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, huyết áp cao, đặc biệt hữu ích cho những mẹ sau sinh có tiền sử bệnh lý về tim mạch hoặc các yếu tố nguy cơ.

Bên cạnh đó, mực còn chứa polisaccarit, một chất chống oxy hoá mạnh có tác dụng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa được nhiều bệnh tật, trong đó có các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

sau-sinh-an-muc-duoc-khong-2

Tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé

Mực chứa nhiều vitamin và khoáng chất như kẽm, selen, vitamin B12,… có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Khi mẹ sau sinh ăn mực, các dưỡng chất này sẽ được truyền qua sữa mẹ, giúp bé tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật. Ngoài ra, mực còn chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể mẹ khỏi tác hại của gốc tự do, tăng cường khả năng phục hồi sau sinh.

Hỗ trợ xương chắc khỏe

Mực là nguồn cung cấp canxi và photpho dồi dào, hai khoáng chất thiết yếu cho quá trình hình thành và phát triển xương. Việc bổ sung mực vào chế độ ăn sau sinh giúp tăng cường mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt quan trọng đối với những mẹ đã bị mất nhiều canxi trong quá trình mang thai và sinh nở. Đồng thời, bé cũng nhận được nguồn canxi, photpho qua sữa mẹ giúp phát triển xương và phòng ngừa nguy cơ còi xương cho bé.

sau-sinh-an-muc-duoc-khong-3

Ngăn ngừa thiếu máu

Mực chứa hàm lượng sắt và đồng khá cao, hai khoáng chất thiết yếu cho quá trình sản xuất hồng cầu. Nhiều mẹ sau sinh thường bị thiếu máu do mất máu trong quá trình sinh nở. Việc bổ sung mực giúp tăng cường lượng sắt trong cơ thể, hỗ trợ sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, giúp mẹ cảm thấy khỏe khoắn và năng động hơn.

Sau sinh bao lâu có thể ăn mực?

Đối với những mẹ sinh mổ, không nên ăn mực trong thời gian vết thương đang hồi phục vì có thể dẫn đến tình trạng sưng, viêm và chảy mủ khiến vết thương lâu lành. Một số nghiên cứu còn cho rằng, mực gây kích ứng vết mổ. Vì thế, để đảm bảo an toàn, mẹ sinh mổ nên ăn mực sau sinh 3 tháng.

Đối với các mẹ sinh thường, cơ thể hồi phục nhanh hơn nên có thể ăn mực sớm hơn. Khoảng 1 – 2 tháng sau sinh, hệ têu hoá của mẹ gần như đã hoạt động khoẻ mạnh và mẹ hoàn toàn có thể ăn mực.

Tuy nhiên, những khoảng thời gian này chỉ mang tính tham khảo. Thời điểm mẹ sau sinh có thể ăn được mực còn phụ thuộc vào tốc độ hồi phục của mẹ.

sau-sinh-an-muc-duoc-khong-4

Lưu ý khi ăn mực cho mẹ sau sinh

Tuy mực mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ sau sinh, nhưng để đảm bảo an toàn và tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Mực có tính hàn, ăn vào buổi tối có thể gây lạnh bụng, khó tiêu. Tốt nhất nên ăn mực vào bữa trưa để cơ thể có đủ thời gian tiêu hóa.
  • Cơ thể mẹ có tính hàn cao thì không nên ăn mực bởi mực có tính lạnh, khi ăn sẽ khiến hàn khí trong cơ thể mẹ tăng lên, gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ mẹ và bé. Những mẹ thường đổ nhiều mồ hôi, hệ tiêu hoá yếu, có tiền sử dị ứng với hải sản thì cũng không nên ăn mực. Ngoài ra, mẹ đang mắc các bệnh như sởi, phát ban, chàm cũng cần tránh xa loại hải sản này.
  • Không nên ăn quá nhiều mực một lần, vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Nên chia nhỏ các bữa ăn và kết hợp mực với các loại thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng.
  • Nên chọn mực tươi sống, có màu hồng nhạt, thịt chắc. Tránh mua mực đã đông lạnh nhiều lần hoặc mực có mùi lạ.
  • Mực khô, mực rim thường chứa nhiều muối và chất bảo quản, không tốt cho sức khỏe. Nên ưu tiên các món mực tươi như mực hấp, mực xào, mực nướng.
  • Nên kết hợp mực với các loại rau củ để tăng cường chất xơ, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.

Tham khảo thêm: Sau sinh ăn cua được không? Lưu ý khi ăn cua cho mẹ bầu

Kết luận

Mực là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của mực và đảm bảo an toàn, mẹ cần lưu ý một số điều như chọn mực tươi, chế biến kỹ, ăn với lượng vừa phải và kết hợp với các thực phẩm khác. Với những thông tin trên, hi vọng các mẹ sẽ có thêm kiến thức để đưa mực vào thực đơn sau sinh một cách khoa học và hợp lý, từ đó hỗ trợ quá trình hồi phục sức khỏe và nuôi con bằng sữa mẹ.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)