Hai tuần tuổi – một giai đoạn đầy ắp những điều kỳ diệu trong hành trình phát triển của bé yêu. Ở giai đoạn này, bé bắt đầu có những thay đổi đáng kể về cả thể chất lẫn tinh thần, hứa hẹn những bước tiến vượt bậc trong tương lai. Là cha mẹ, bạn có thể cảm nhận được sự thay đổi này qua những nụ cười rạng rỡ, đôi mắt lanh lợi và những cử động ngày càng linh hoạt của bé. Bài viết này sẽ cùng ba mẹ khám phá những bước phát triển chính của trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi, đồng thời chia sẻ những lưu ý quan trọng trong việc chăm sóc bé yêu trong giai đoạn này.
Sự phát triển của trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi
Thân hình
Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi vẫn tiếp tục phát triển nhưng có thể sẽ không tăng trưởng nhiều. Tuy nhiên so với tuần đầu bé vẫn có nhiều sự thay đổi.
Dấu mốc phát triển chính xảy ra khi bé được 2 tuần tuổi là bé tỉnh táo hơn nên ba mẹ sẽ nhận thấy tròng đen của bé hơi gần vào nhau. Điều này là hoàn toàn bình thường. Các nếp da thừa gấp ở góc trong mắt và khả năng kiểm soát cơ vẫn chưa hoàn chỉnh nên khiến mắt bé trông như bị lác.
Một số vết trầy xước nhẹ, vết bầm tím trên mí mắt xuất hiện sau khi sinh cũng dần mất đi trong giai đoạn này. Da của bé vẫn còn nhăn nheo và có thể bị bong tróc.
Hệ tiêu hóa
Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi bú khoảng 8 đến 12 lần mỗi ngày, mỗi lần bú khoảng 10 đến 20 phút. Mẹ cần đáp ứng đủ nhu cầu bú của bé. Để kiểm tra xem bé có đang ăn bình thường hay không thì mẹ hãy theo dõi lượng tã bé thay mỗi ngày. Thường thị mẹ cần thay ít nhất 6 chiếc bỉm mỗi ngày với ít nhất 3 chiếc có phân màu vàng, có thể có hạt lổn nhổn.
Bộ não
Bộ não của trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi đang phát triển nhanh chóng. Những điều bé có thể làm lúc này:
- Nhìn thấy các vật thể ở khoảng cách gần (khoảng 20 đến 30 cm).
- Nghe thấy âm thanh và có thể phản ứng với giọng nói của ba mẹ.
- Mỉm cười và bắt đầu tương tác với ba mẹ.
- Khóc để thể hiện nhu cầu của mình.
- Có thể nháy mắt phản ứng với ánh sáng.
- Có khả năng nâng nhẹ đầu lên.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi
Cách cho bú đúng
Cho bé bú theo nhu cầu, không theo giờ giấc cố định. Đảm bảo bé bú hết sữa từ một bên vú trước khi chuyển sang bên vú kia. Quan sát các dấu hiệu bé bú no như: ngủ đủ giấc, tăng cân đều đặn, đi tiểu và đi đại tiện thường xuyên. Nếu như bé chưa bú đủ thì mẹ cần tiếp tục cho bé bú.
Hỗ trợ bé bú đúng tư thế để tránh nghẹn sữa. Tư thế nên có là mẹ giữ bé đối diện với ngực mình. Ngực kề ngực, bụng kề bụng. Đầu của bé phải phù hợp với phần còn lại của cơ thể, không nên xoay để làm cho việc nuốt sữa dễ dàng hơn. Nếu em bé quay đi mẹ hãy nhẹ nhàng vuốt má ở phía gần mình. Phản xạ sẽ khiến bé quay đầu về phía vú của mẹ và tiếp tục bú.
Ba mẹ có thể lựa chọn các loại bình sữa cho bé tốt để hỗ trợ bé đú được hiệu quả hơn.
Chăm sóc dây rốn
Rốn là bộ phận cần được chăm sóc cực kỹ lưỡng đối với trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi. Ba mẹ cần chú ý những điều sau:
- Giữ cho dây rốn của bé khô ráo và sạch sẽ.
- Vệ sinh dây rốn bằng bông gòn và cồn 70 độ sau mỗi lần tắm.
- Tránh để dây rốn tiếp xúc với tã hoặc quần áo bẩn.
- Dây rốn sẽ tự rụng trong vòng 1 đến 2 tuần.
- Nếu dây rốn có dấu hiệu đỏ, sưng, chảy mủ hoặc có mùi hôi, hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Chăm sóc giấc ngủ
Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi ngủ khoảng 15 – 18h/ ngày và chỉ thức dậy khi đói hoặc muốn thay tã. Thời điểm này mẹ nên tập cho bé phân biết giữa ngày và đêm để tránh tình trạng bé ngủ ngày thức đêm. Ban ngày khi bé chơi mẹ nên mở cửa sổ thật sáng, kéo rèm hoặc bật điện sáng phòng. Về ban đêm thì nên giữ không gian yên tĩnh và tắt điện để bé ngủ ngon hơn. Dần dần bé sẽ thích nghi và ổn định giấc ngủ của mình.
Tham khảo thêm: Cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ – 10+ bí quyết vàng cho ba mẹ
Tắm cho bé
Thời điểm nên tắm cho bé là trước khi cho bé ăn hoặc trước khi cho bé đi ngủ. Cơ thể sạch sẽ sẽ giúp bé thư thái, ăn ngon và ngủ ngon hơn. Nước tắm cho bé nên từ 32 – 37,7 độ C, không quá lạnh cũng không quá nóng. Phòng tắm phải ấm áp, kín gió, nhiệt độ khoảng 28-30 độ C. Không nên tắm cho bé quá lâu, chỉ nên tắm trong khoảng 5-10 phút. Sau khi tắm xong, cần giữ ấm cho bé để tránh bé bị cảm lạnh.
Vỗ ợ hơi
Đối với trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi, ba mẹ nên thường xuyên vỗ ợ hơi cho bé sau khi bé ăn xong để tránh khí kẹt trong dạ dày của bé và khiến bé khó chịu. Bé bú mẹ có thể không cần được vỗ ợ hơi thường xuyên như bé bú bình vì bú bình sẽ khiến bé nuốt nhiều không khí hơn. Ba mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé khoảng 5 – 10 phút.
Tiêm phòng
Theo Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia hiện nay, trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi cần được tiêm 2 mũi vắc xin:
- Vắc xin Viêm gan B (mũi 2): Giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh viêm gan B, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây tổn thương gan, ung thư gan.
- Vắc xin Lao (BCG): Giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh lao, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến phổi và các bộ phận khác của cơ thể.
Ba mẹ cần thông báo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng của bé (nếu có). Sau khi tiêm, bé có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ như sốt, quấy khóc, sưng đỏ hoặc đau tại chỗ tiêm. Những tác dụng phụ này thường sẽ tự khỏi trong vài ngày. Ba mẹ cần theo dõi sức khỏe của bé sau khi tiêm và đưa bé đi khám ngay nếu bé có bất kỳ biểu hiện bất thường nào.
Lời kết
Nuôi dưỡng một đứa trẻ sơ sinh là một hành trình đầy thử thách nhưng cũng vô cùng bổ ích. Cha mẹ cần dành nhiều tình yêu thương, sự kiên nhẫn và quan tâm để giúp bé phát triển toàn diện. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích cho cha mẹ trong việc chăm sóc bé 2 tuần tuổi.
Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của Kamidi để nhận được nhiều thông tin hữu ích hơn ba mẹ nhé!
Website chính hãng của Kamidi Việt Nam: Kamidi.vn
Fanpage chính hãng của Kamidi Việt Nam: Kamidi Việt Nam