Sữa mẹ bị vón cục: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

sua-me-bi-von-cuc

Nuôi con bằng sữa mẹ là hành trình thiêng liêng và ý nghĩa đối với mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên, không ít bà mẹ phải đối mặt với những khó khăn, thử thách trong quá trình cho con bú, đặc biệt là tình trạng sữa mẹ bị vón cục.

Theo thống kê, có đến 30% bà mẹ gặp phải vấn đề này, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cả mẹ và bé. Hiểu được nỗi lo lắng và băn khoăn của các bà mẹ, bài viết này sẽ đi sâu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng sữa mẹ bị vón cục và chia sẻ những cách khắc phục hiệu quả, giúp các mẹ giải tỏa lo âu và đảm bảo cung cấp nguồn sữa tốt nhất cho con yêu.

Nguyên nhân khiến sữa mẹ bị vón cục

Tắc tia sữa là nguyên nhân chính khiến sữa mẹ bị vón cục. Khi các ống dẫn sữa bị tắc nghẽn, sữa không thể lưu thông bình thường, dẫn đến việc sữa đặc lại thành cục trong bầu ngực. Sau khi sinh, cơ thể mẹ sẽ tiết ra một lượng lớn sữa khiến bầu ngực căng lên. Tuy nhiên, nếu sữa tiết ra quá nhiều và không thể thoát ra ngoài thì bầu ngực mẹ sẽ trở nên căng cứng bất thường, đầu vú sưng đỏ.

Cụ thể tắc tia sữa vón cục có thể xuất phát từ một trong những nguyên nhân dưới đây:

  • Mẹ sau sinh có sức đề kháng yếu, khí huyết lưu thông không đều, thiếu dinh dưỡng.
  • Bé bú mẹ sai cách, không đúng khớp ngậm nên không bú được hết sữa.
  • Mẹ bị căng thẳng, trầm cảm sau sinh.
  • Mẹ mặc áo ngực quá chật và bó.
  • Bé không bú hết, mẹ cũng không hút hết sữa ra ngoài khiến sữa dư thừa làm tắc tia sữa.
sua-me-bi-von-cuc-1
Tắc tia sữa gây nên tình trạng sữa mẹ bị vón cục

Dấu hiệu cảnh báo sữa mẹ đang bị vón cục

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo sữa mẹ bị vón cục sẽ giúp các mẹ có biện pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo nguồn sữa tốt nhất cho bé yêu. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo sữa mẹ đang bị vón cục:

  • Thay đổi độ sệt của sữa: Sữa mẹ thường có độ sệt mịn, đồng nhất. Tuy nhiên, nếu sữa mẹ trở nên đặc hơn, dính hơn và xuất hiện các cục nhỏ sệt sệt, đây có thể là dấu hiệu sữa bị vón cục. Sữa mẹ bị vón cục thường có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, khác với màu trắng trong của sữa bình thường.
  • Khó khăn khi cho con bú: Khi bé bú, bé có thể gặp khó khăn khi ngậm ti, bú chậm hơn bình thường hoặc bỏ bú giữa chừng. Điều này là do sữa mẹ có thể chảy ra chậm hơn hoặc thành từng giọt thay vì chảy thành tia.
  • Thay đổi cảm giác khi vắt sữa: Khi vắt sữa, mẹ có thể cảm thấy các cục nhỏ sệt sệt trong bầu ngực hoặc núm vú. Việc vắt sữa có thể khó khăn hơn bình thường, lượng sữa vắt ra ít hơn. Ngoài ta, mẹ có thể cảm thấy đau nhức, căng tức ở bầu ngực.
  • Xuất hiện các cục u trong bầu ngực: Nếu mẹ sờ thấy các cục u nhỏ, cứng trong bầu ngực, đây có thể là dấu hiệu tắc tia sữa, một nguyên nhân phổ biến khiến sữa mẹ bị vón cục. Các cục u này có thể di chuyển hoặc dính vào thành ngực.
sua-me-bi-von-cuc-2
Sữa mẹ bị vón cục (bên phải)

Ảnh hưởng của tắc tia sữa nổi cục đối với mẹ và bé

Sữa mẹ bị vón cục có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú và gây khó chịu cho mẹ.

  • Tắc tia sữa gây ra cảm giác đau nhức, căng tức, nóng rát ở bầu ngực, khiến mẹ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Nếu tắc tia sữa không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng, dẫn đến viêm vú, thậm chí là áp xe vú. Viêm vú gây ra các triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, sưng đỏ, đau nhức dữ dội và có thể dẫn đến mủ trong sữa mẹ.
  • Bé có thể gặp khó khăn khi bú do sữa mẹ không chảy ra dễ dàng. Bé có thể bỏ bú, bú ít hơn hoặc quấy khóc nhiều hơn.
  • Bé có thể không nhận đủ sữa mẹ, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Cách khắc phục tình trạng sữa mẹ bị vón cục hiệu quả

Cho bé bú thường xuyên

Đây là cách tốt nhất để kích thích lưu thông sữa, giúp giải phóng các cục sữa bị vón cục và ngăn ngừa tắc tia sữa. Mẹ nên cho bé bú ít nhất 8 – 12 lần mỗi ngày, bao gồm cả ban đêm. Cho bé bú theo nhu cầu, khi bé có dấu hiệu đói (mút tay, quấy khóc, tìm kiếm bầu ngực…). Đảm bảo bé bú đúng tư thế và ngậm ti sâu để nhận được nhiều sữa nhất.

sua-me-bi-von-cuc-3
Cho bé bú là cách kích sữa tự nhiên tốt nhất

Massage, chườm nóng đều đặn

Massage và chườm nóng là phương pháp hiệu quả giúp kích thích và lưu thông tuyến sữa. Cách làm rất đơn giản, mẹ nào cũng có thể tự thực hiện tại nhà. Massage bầu ngực nhẹ nhàng theo hướng từ núm vú ra ngoài giúp kích thích lưu thông sữa, làm tan các cục sữa bị vón cục. Thực hiện động tác này khoảng 20 – 20 lần rồi xoa theo chiều ngược lại.

Đối với chườm ấm thì mẹ nên dùng bằng khăn ấm hoặc túi chườm nóng cũng giúp làm mềm các cục sữa và giảm đau nhức. Thực hiên 4 – 5 lần một ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 15 – 20 phút. Nên thực hiện massage và chườm ấm trước khi cho bé bú hoặc vắt sữa.

Tham khảo thêm: Massage, chườm nóng có giúp hết tắc sữa hoàn toàn không?

Kết hợp hút sữa

Hút sữa sau mỗi lần cho bé bú hoặc khi bầu ngực căng tức giúp loại bỏ sữa thừa, ngăn ngừa tắc tia sữa và kích thích sản xuất sữa mới. Máy hút sữa điện đôi Kamidi Max với lực hút mạnh cùng 3 chức năng: massage, hút sữa, vắt kiệt (mỗi chức năng có 9 cấp độ) sẽ giúp hút cạn sữa ở cả hai bầu ngực mẹ trong thời gian ngắn. Máy được rất nhiều mẹ bỉm tin dùng và được mệnh danh là “máy hút sữa quốc dân” trong cộng đồng mẹ bỉm Việt.

sua-me-bi-von-cuc-4
Máy hút sữa giúp khơi thông tia sữa

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Chế độ ăn uống cân bằng cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và bé. Mẹ cần ngủ đủ giấc để cơ thể được phục hồi và có đủ sức khỏe cho việc cho con bú. Ngoài ra, hãy tránh căng thẳng, stress bởi căng thẳng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa và khiến tình trạng tắc tia sữa trở nên tồi tệ hơn.

Kết luận

Tắc tia sữa dẫn đến sữa bị vón cục là tình trạng rất nhiều mẹ gặp phải, có ảnh hưởng tới cả mẹ và bé. Nó có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm không thể lường trước được. Vì thế mẹ cần chú ý tới những thông tin trên để có được kiến thức phòng tránh, chữa trị tình trạng này kịp thời.

Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của Kamidi để nhận được nhiều thông tin hữu ích hơn ba mẹ nhé!

Website chính hãng của Kamidi Việt Nam: Kamidi.vn

Fanpage chính hãng của Kamidi Việt Nam: Kamidi Việt Nam

 

0/5 (0 Reviews)