Tại sao bé nghẹt mũi thường có xu hướng nặng hơn khi về đêm?

tai-sao-be-nghet-mui-thuong-nang-hon-khi-ve-dem

Nghẹt mũi là tình trạng phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là vào ban đêm. Khi nằm ngủ, nhiều bé có cảm giác nghẹt mũi nặng hơn, khiến bé khó thở, quấy khóc và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vậy, tại sao bé nghẹt mũi thường có xu hướng nặng hơn khi về đêm? Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao bé bị nghẹt mũi nặng hơn vào ban đêm?

Trẻ bị nghẹt mũi về đêm là tình trạng xảy ra phổ biến khi có sự thay đổi bất thường của thời tiết. Nó khiến bé khó chịu và không thể ngủ ngon giấc. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến mũi bé về đêm bị nghẹt nặng hơn. Trong đó có thể kể đến các nguyên nhân chính sau:

  • Thay đổi tư thế khi ngủ: Khi nằm ngủ, tư thế nằm ngang khiến dịch nhầy trong mũi dễ ứ đọng ở khoang mũi, dẫn đến tình trạng nghẹt mũi nặng hơn. Áp lực từ trọng lực cũng có thể khiến các mạch máu trong mũi sưng lên, làm tắc nghẽn đường thở.
  • Thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm: Vào ban đêm, nhiệt độ thường thấp hơn và độ ẩm cũng thấp hơn so với ban ngày. Điều này khiến niêm mạc mũi bé bị khô và kích ứng, dẫn đến tình trạng nghẹt mũi nặng hơn.
  • Ảnh hưởng của dị ứng: ào ban đêm, các chất gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc có thể tích tụ trong phòng ngủ, khiến các bé bị dị ứng và nghẹt mũi nặng hơn. Vì thế ba mẹ cần chú ý luôn giữ cho không gian phòng bé sạch sẽ, thoáng mát.
  • Ảnh hưởng của bệnh lý: Một số bệnh lý như cảm lạnh, viêm xoang, hoặc adenoid to cũng có thể khiến bé bị nghẹt mũi nặng hơn vào ban đêm.

tai-sao-be-nghet-mui-thuong-nang-hon-khi-ve-dem-1

Cách trị nghẹt mũi khi về đêm

Hút mũi cho bé

Trước tiên, ba mẹ hãy rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý 0,9% giúp loại bỏ dịch nhầy và chất gây dị ứng ra khỏi mũi, giúp bé dễ thở hơn. Có thể sử dụng bình xịt mũi hoặc bình rửa mũi để thực hiện việc này.

Sau đó hãy dùng dụng cụ hút mũi để hút sạch dịch nhầy trong mũi bé. Máy hút mũi được khuyên dùng hơn cả. Với lực hút mạnh lại êm ái, máy sẽ giúp giảm tình trạng ngạt mũi một cách hiệu quả để giúp bé thoải mái hơn.

Máy hút mũi Kamidi Fastly được nhiều mẹ tin dùng và lựa chọn nhờ nhiều ưu điểm vượt trội. Máy gồm 3 tốc độ hút phù hợp với từng độ tuổi và tình trạng mũi của bé, từ nhẹ nhàng đến mạnh mẽ. Lực hút mạnh mẽ dễ dàng loại bỏ cả những dịch nhầy đặc quánh, giúp bé thông thoáng mũi.

Đầu hút silicone mềm mại, tuyệt đối không gây tổn thương niêm mạc mũi, đảm bảo an toàn cho bé. Chất liệu thân máy an toàn từ nhựa ABS/PC, không chứa chất độc hại. Tiếng ồn thấp giúp ba mẹ thoải mái hút cho bé vào ban đêm mà không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé.

Hãy trang bị ngay máy hút mũi Kamidi Fastly để bé yêu luôn khỏe mạnh và vui vẻ ba mẹ nhé!

tai-sao-be-nghet-mui-thuong-nang-hon-khi-ve-dem-2

Sử dụng máy hút mũi là phương pháp được các mẹ bỉm ưa chuộng nhất hiện nayTham khảo thêm: Hút mũi cho trẻ bằng máy có tốt không? Mẹ cần lưu ý gì?

Day nhẹ cánh mũi cho bé

Đây là một trong những tuyệt chiêu mà ba mẹ có thể áp dụng để làm giảm triệu chứng nghẹt mũi đêm cho bé. Cách thực hiện rất đơn giản. Ba mẹ dùng 2 ngón tay áp út hoặc ngón trỏ nhẹ nhàng day, vuốt dọc cánh mũi của bé. Động tác này sẽ giúp mũi bé nóng lên khiến khoang mũi được lưu thông và từ đó làm bé dễ thở hơn. Ba mẹ có thể thực hiện động tác này nhiều lần, bé sẽ dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

Giữ ấm cho bé

Đây cũng là cách hiệu quả để giữ cho đường thở của bé thông thoáng. Ba mẹ hãy giữ ấm cho bé bằng cách mặc quần áo ấm, đội mũ và đắp chăn mỏng. Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm trong phòng ngủ của bé. Tránh cho bé tiếp xúc với môi trường lạnh hoặc khói bụi.

Nâng cao đầu giường của bé

Nghẹt mũi về đêm một phần do tư thế ngủ khiếp áp lực lên mũi. Vì thế ba mẹ hãy thay đổi tư thế ngủ cho bé. Để khắc phục vấn đề này, ba mẹ có thể nâng cao đầu giường của bé bằng cách kê thêm gối hoặc sử dụng dụng cụ nâng cao đầu giường sẽ giúp giảm áp lực lên mũi và giúp bé dễ thở hơn.

tai-sao-be-nghet-mui-thuong-nang-hon-khi-ve-dem-3

Chườm ấm cho bé

Khi bé ngạt mũi về đêm, ba mẹ có thể dùng khăn ấm chườm lên tai cho bé trong vài phút để giúp giảm đau và nghẹt mũi. Lý giải về cách làm này là do ở tai có chứa các dây thần kinh giúp lưu thông máu ở mũi. Nhiệt độ và hơi ấm ở khăn sẽ giúp huyết quản giãn ra và làm khoang mũi bé thoáng hơn. Cách làm này rất đơn giản và hiệu quả, ba mẹ hãy thử ngay nhé

Sử dụng thuốc giảm nghẹt cho bé

Thuốc giảm nghẹt có thể giúp giảm nghẹt mũi tạm thời cho bé. Tuy nhiên, ba mẹ không nên sử dụng thuốc giảm nghẹt cho bé quá 3 ngày liên tục vì có thể gây ra tác dụng phụ. Đặc biệt nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm nghẹt cho bé.

Biện pháp phòng ngừa ngạt mũi ở trẻ

Để ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi xuất hiện ở trẻ nhỏ, ba mẹ nên chú ý tới một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc và các chất gây dị ứng khác. Giặt giũ quần áo, chăn màn của bé thường xuyên. Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá. Nên sử dụng máy lọc không khí để làm sạch không khí trong nhà
  • Tiêm phòng đầy đủ cho bé theo lịch khuyến cáo của Bộ Y tế giúp bảo vệ bé khỏi một số bệnh gây ra ngạt mũi, như cúm, viêm phổi, ho gà
  • Giữ ấm cho bé bằng cách mặc quần áo ấm, đội mũ và đắp chăn mỏng.
  • Tránh cho bé tiếp xúc với các chất gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc và lông động vật.

Kết luận

Trên đây là một số nguyên nhân chính khiến bé bị nghẹt mũi nặng hơn vào ban đêm và một số cách để giúp bé giảm nghẹt mũi. Ba mẹ cần lưu ý vệ sinh môi trường sống cho bé, tránh cho bé tiếp xúc với các chất gây dị ứng và khói thuốc lá. Nếu bé bị nghẹt mũi nặng hoặc nghẹt mũi kéo dài, ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho cha mẹ trong việc chăm sóc bé và giúp bé ngủ ngon hơn vào ban đêm.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)