Thai nhi không đạp bao lâu thì nguy hiểm? Mẹ cần xử lý thế nào?

thai-nhi-khong-dap-bao-lau-thi-nguy-hiem

Mang thai là hành trình thiêng liêng và đầy cảm xúc đối với mỗi người phụ nữ. Trong suốt thai kỳ, các mẹ bầu thường xuyên theo dõi và cảm nhận những cử động của thai nhi như một dấu hiệu báo hiệu sự phát triển khỏe mạnh của bé. Tuy nhiên, việc thai nhi bỗng dưng ít cử động hoặc không đạp trong một khoảng thời gian nhất định có thể khiến các mẹ bầu vô cùng lo lắng và hoang mang.

Vậy, thai nhi không đạp bao lâu thì nguy hiểm và mẹ cần xử lý thế nào? Đây là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Ba mẹ hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Khi nào mẹ có thể cảm nhận chuyển động của thai nhi?

Thông thường, mẹ có thể cảm nhận được những chuyển động của thai nhi từ tuần 18 – 25 của thai kỳ. Trong một số trường hợp, mẹ còn có thể cảm nhận được bé yêu đang chuyển động ngay từ tuần thứ 16. Tuy nhiên, có nhiều bé chỉ bắt đầu chuyển động khi bước vào tuần thứ 20 – 22 của thai kỳ.

Mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi như những bóng nước vỡ nhẹ hoặc những cú lắc nhẹ ở bụng dưới. Càng về sau, khi thai nhi lớn hơn, những cử động này sẽ trở nên rõ ràng và mạnh mẽ hơn, bao gồm đạp, xoay người, nhún nhảy,…

thai-nhi-khong-dap-bao-lau-thi-nguy-hiem-1

Yếu tố ảnh hưởng đến việc mẹ cảm nhận chuyển động của em bé

Chuyển động của thai nhi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Một số yếu tố mà mẹ cần biết như sau:

  • Tuổi thai: Thai nhi càng lớn sẽ có những chuyển động rõ ràng, đa dạng và dễ cảm nhận hơn. Tuy nhiên vào giai đoạn cuối thai kỳ thai nhi lớn hơn, không gian trong tử cung hạn hẹp hơn, do đó mẹ có thể cảm thấy thai nhi cử động ít hơn nhưng mạnh mẽ hơn.
  • Vị trí nhau thai: Nếu nhau thai bám mặt trước tử cung, mẹ có thể cảm nhận chuyển động của thai nhi muộn hơn và khó cảm nhận rõ ràng hơn do nhau thai che bớt một phần chuyển động.
  • Cân nặng của mẹ: Lớp mỡ bụng dày có thể che bớt chuyển động của thai nhi, khiến mẹ khó cảm nhận rõ ràng.
  • Lượng nước ối: Lượng nước ối ít sẽ hạn chế khả năng cảm nhận chuyển động của thai nhi hơn.
  • Hoạt động của thai nhi: Mẹ có thể không cảm nhận được chuyển động của thai nhi trong lúc ngủ. Thời gian ngủ của thai nhi chiếm phần lớn thời gian trong ngày, lên tới 20 tiếng. Thời gian còn lại bé sẽ vận động và chơi đùa trong bụng mẹ. Lúc này mẹ có thể cảm nhận được chuyển động của thai nhi rõ ràng hơn.

Thai nhi không đạp trong bao lâu thì nguy hiểm?

Theo lý thuyết, tần suất thai nhi đạp bình thường là khoảng 10 cử động trong 20 phút, 4 – 5 lần/ giờ hoặc 6 – 10 lần/ 2 giờ. Tuy nhiên, không có bất kỳ quy định hay tiêu chuẩn nào về số lần cử động của thai nhi phải có trong một ngày. Mỗi em bé sẽ có thói quen cũng như giờ giấc sinh hoạt khác nhau.

Nếu thai nhi đạp ít hơn 4 lần một giờ thì mẹ cần nằm nghỉ và đếm cử động thai trong 1 – 2 giờ tiếp theo. Nếu trong 2 giờ tiếp theo, thai nhi đạp ít hơn 10 cử động thì mẹ cần đến bệnh viện để thăm khám ngay nhé!

Bên cạnh đó, thai nhi thường hoạt động nhiều hơn vào một số thời điểm nhất định trong ngày, thông thường là khi mẹ ăn xong và nghỉ ngơi. Có những bé có xu hướng hoạt động nhiều hơn vào ban đêm. Nguyên nhân là do một chu kỳ ngủ của thai nhi thường rất ngắn, chỉ khoảng 20 – 40 phút và không kéo dài quá 90 phút. Vì thế, mẹ cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề sức khỏe khi thấy em bé không cử động trong 90 phút.

thai-nhi-khong-dap-bao-lau-thi-nguy-hiem-2

Mẹ nên xử lý thế nào khi thai nhi ít đạp?

Khi thấy thai nhi ít đạp, mẹ có thể áp dụng một số cách sau để kiểm tra:

Theo dõi cử động thai nhi: Đếm số lần đạp trong 2 giờ vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Ghi chép lại số lần đạp và thời gian. So sánh số lần đạp trong những ngày khác nhau. Nếu số lần đạp giảm hơn 50% so với bình thường, hãy đi khám bác sĩ ngay.

Kích thích thai nhi đạp: Một số cách kích thích thai nhi đạp như thay đổi tư thế, nằm nghiêng sang trái, ngồi hoặc đi bộ nhẹ nhàng; uống nước hoặc ăn nhẹ để cung cấp thêm năng lượng giúp thai nhi hoạt động hăng hái hơn; nghe nhạc hoặc nói chuyện với thai nhi để kích thích thai nhi phản ứng; dùng tay ấn nhẹ vào bụng theo nhịp nhất định như đang vuốt ve, vỗ về giúp bé nhanh chóng cử động để hòa nhịp cùng mẹ; tập thể dục, đi bộ, yoga nhẹ nhàng kích thích chuyển động của bé.

Đi khám bác sĩ: Nếu thai nhi không đạp hoặc cử động ít hơn bình thường trong hơn 4 giờ liên tục. Bên cạnh đó, mẹ bầu cảm thấy đau bụng bất thường kèm một số dấu hiệu nhưu ra máu âm đạo bất thường, chảy nước ối, sốt cao, mệt mỏi, ớn lạnh,… mẹ hãy ngay lập tức đi khám để được chẩn đoán chính xác tình hình.

thai-nhi-khong-dap-bao-lau-thi-nguy-hiem-3

Tham khảo thêm: Cách theo dõi cử động thai nhi. Cách biết thai nhi đang thức

Kết luận

Thai nhi không đạp là một vấn đề mà nhiều mẹ bầu lo lắng. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi không đạp cũng nguy hiểm. Mẹ bầu cần theo dõi cử động thai nhi thường xuyên và đi khám thai định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi. Những tháng cuối thai kỳ, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, trò chuyện với bé nhiền hơn để chuẩn bị sức khỏe và năng lượng cho một cuộc vượt cạn thành công nhé!

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)