Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

thoat-vi-ron-o-tre-so-sinh

Bạn đã bao giờ nhìn thấy một khối u nhỏ lồi ra ở rốn của bé yêu nhà mình? Đó có thể là dấu hiệu của thoát vị rốn, một tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Vậy thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là gì, nguyên nhân gây ra nó và chúng ta nên làm gì để điều trị?

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là gì?

Thoát bị xảy ra khi tổ chức hay một phần nội tạng lòi ra khỏi vị trí bình thường của nó trong cơ thể. Theo đó, khi bị thoát vị rốn, một phần của ruột hoặc mỡ bụng sẽ lòi ra ngoài qua một lỗ hổng ở thành bụng, tạo thành một khối u nhỏ ở vùng rốn.

Tình trạng này xảy ra phổ biến nhất ở các bé sinh non hoặc nhẹ cân khi sinh. Có tới 75% trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 1,5kg có thoát vị rốn. Đây là một loại dị tật và thường xảy ra nhiều hơn ở các bé gái. Hầu hết thoát vị rốn sẽ tự cải thiện khi bé từ 1 tuổi. Khoảng 90% thoát vị rốn cuối cùng sẽ tự đóng lại. Tuy nhiên, cũng có trường hợp lâu hơn. Nếu bé được 4 tuổ mà không tự đóng lại thì có thể cần phẫu thuật.

thoat-vi-ron-o-tre-so-sinh-1

Nguyên nhân thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây thoát vị rốn thường liên quan đến quá trình sinh sản, khi dây rốn đi qua một lỗ nhỏ trên cơ bụng của bé và bị cắt đứt khi bé được sinh ra. Thường thì trong vòng 1 – 2 tuần sau sinh, dây rốn sẽ teo dần và rụng, lúc này vết thương sẽ lành tự nhiên, đồng thời lỗ ở thành bụng vị trí dây rốn đi qua sẽ được đóng lại tự nhiên. Tuy nhiên, ở một số bé, các cơ rốn không khép lại hoàn toàn ở đường giữa của bụng và điều này dẫn đến thoát vị rốn sau này.

Dấu hiệu nhận viết thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh thường rất dễ nhận biết, ba mẹ chỉ cần quan sát kỹ vị trí rốn của bé là có thể nhận ra các dấu hiệu sau:

  • Khối u nhỏ ở rốn: Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của thoát vị rốn. Ba mẹ sẽ thấy một khối u mềm, tròn lồi ra ở vị trí rốn của bé.
  • Khối u thay đổi kích thước: Khối u này thường lớn lên khi bé khóc, rặn, ho hoặc khi áp lực trong bụng tăng lên. Ngược lại, khi bé nằm yên hoặc thư giãn, khối u có thể nhỏ lại hoặc thậm chí biến mất.
  • Không gây đau: Thông thường, thoát vị rốn không gây đau đớn cho bé. Tuy nhiên, nếu khối thoát vị bị nghẹt, bé có thể cảm thấy đau bụng, quấy khóc.

thoat-vi-ron-o-tre-so-sinh-2

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Thông thường, thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu không được theo dõi và chăm sóc đúng cách, tình trạng này có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Thoát vị nghẹt: Một phần ruột bị kẹt lại trong lỗ thoát vị, gây đau bụng dữ dội, nôn mửa, bé quấy khóc. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến hoại tử ruột nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Nhiễm trùng: Vùng da xung quanh khối thoát vị có thể bị nhiễm trùng nếu không được vệ sinh sạch sẽ.

thoat-vi-ron-o-tre-so-sinh-3

Nếu thấy bé bị thoát vị rốn có những biểu hiện sau thì ba mẹ cần đưa bé đi khám:

  • Khối thoát vị ngày càng lớn.
  • Bé có biểu hiện đau bụng, nôn trớ hoặc tỏ ra đau đớn.
  • Bụng bé có vẻ to hơn, tròn hơn, đầy hơn bình thường.
  • Bé bị sốt, khó đi ngoài hoặc hoàn toàn không đi ngoài.
  • Khối u bị sưng đỏ, có thể bé đã bị nhiễm trùng.
  • Có máu trong phân.

Cách điều trị thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Đa số các trường hợp sẽ tự khỏi. Khoảng 90% các trường hợp thoát vị rốn sẽ tự khỏi trước khi bé tròn 1 tuổi. Khi bé lớn lên, cơ thành bụng phát triển mạnh mẽ hơn, lỗ hổng ở rốn sẽ tự động đóng lại.

Nếu bé không tự khỏi, có thể sẽ cần đến sự can thiệp của phẫu thuật. Các trường hợp cần phẫu thuật:

  • Khối thoát vị không tự khỏi khi bé được 4 tuổi.
  • Khối thoát vị rất lớn và gây đau đớn.
  • Khối thoát vị bị nghẹt.

Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ tại chân rốn, đẩy các mô đệm thoát vị trở lại khoang bụng và khâu kín lỗ hổng. Phẫu thuật sẽ giúp khắc phục hoàn toàn tình trạng thoát vị rốn, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Bác sĩ sẽ quyết định có cần phẫu thuật hay không dựa trên các yếu tố sau:

  • Kích thước của khối thoát vị: Nếu khối thoát vị quá lớn hoặc không có dấu hiệu thu nhỏ, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
  • Tuổi của bé: Nếu bé đã được 4 tuổi mà khối thoát vị vẫn còn, khả năng tự khỏi sẽ rất thấp.
  • Các biến chứng: Nếu bé bị thoát vị nghẹt hoặc nhiễm trùng, phẫu thuật là điều cần thiết.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn như thế nào?

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh thường tự khỏi khi bé lớn lên. Tuy nhiên, việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và an toàn hơn. Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn mà ba mẹ có thể tham khảo:

Giữ vệ sinh vùng rốn: Lau sạch rốn hàng ngày cho bé. Dùng bông gòn sạch thấm nước ấm để lau nhẹ nhàng vùng rốn sau khi tắm hoặc thay tã. Cần tránh chạm vào khối thoát vị. Không nên nắn bóp, ấn vào khối thoát vị vì có thể gây đau và làm tổn thương.

Hạn chế các yếu tố làm tăng áp lực trong ổ bụng: Tránh để bé khóc quá nhiều làm  áp lực trong bụng tăng lên, khiến khối thoát vị to hơn. Hạn chế để bé vận động quá sức, nhảy nhót hoặc cười quá lớn. Bên cạnh đó, ba mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn của bé, tránh cho bé ăn quá no để giảm áp lực lên bụng.

Theo dõi sự phát triển của khối thoát vị: Theo dõi sự thay đổi kích thước và tình trạng của khối thoát vị. Nếu khối thoát vị to lên nhanh chóng, gây đau hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, hãy đưa bé đến bệnh viện ngay.

Tham khảo thêm: Trẻ bị sưng nướu: Nguyên nhân và cách điều trị

Kết luận

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh thường tự khỏi khi bé lớn lên. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi, ba mẹ cần theo dõi sát sao sự phát triển của khối thoát vị và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Với sự chăm sóc chu đáo, tình trạng thoát vị rốn sẽ không còn là nỗi lo của các bậc phụ huynh. Nếu ba mẹ có bất kỳ thắc mắc nào, hãy đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)