Tiểu đường thai kỳ là một trong những biến chứng phổ biến trong thai kỳ, đòi hỏi mẹ bầu phải có chế độ ăn uống đặc biệt. Việc xây dựng một thực đơn khoa học, đảm bảo đủ dinh dưỡng vừa giúp kiểm soát đường huyết, vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé là điều vô cùng quan trọng. Vậy, làm thế nào để xây dựng thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường phù hợp? Cùng tìm hiểu nhé!
Tìm hiểu tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng đường huyết tăng cao ở phụ nữ mang thai. Điều này xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin một cách hiệu quả để chuyển hóa đường (glucose) thành năng lượng. Đường huyết cao kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Tình trạng này thường được phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ và thường tự khỏi sau khoảng 6 tuần. Để xác định tiểu đường, sản phụ được lấy máu xét nghiệm đường máu, chẩn đoán như sau:
- Đường huyết lúc đói: >= 126mg/dl.
- Đường huyết bất kì: >= 200mg/dl.
- Hoặc làm nghiệm pháp dung nạp đường dương tính.
Tình trạng tiểu đường thai kỳ nếu được không kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi:
Ảnh hưởng đến mẹ bầu:
- Tăng huyết áp và tiền sản giật: Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, suy gan, suy thận, thậm chí đe dọa tính mạng cả mẹ và bé.
- Nhiễm trùng: Tiểu đường làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiểu, viêm màng ối.
- Sinh non: Đường huyết cao không kiểm soát có thể gây ra các biến chứng dẫn đến sinh non.
- Mổ lấy thai: Thai nhi quá lớn do lượng đường cao khiến việc sinh thường khó khăn hơn, tăng nguy cơ phải mổ lấy thai.
- Đa ối: Lượng nước ối quá nhiều có thể gây ra các biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
- Tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 sau sinh: Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao hơn bị tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh.
Ảnh hưởng đến thai nhi:
- Thai nhi quá lớn: Lượng đường cao cung cấp quá nhiều năng lượng cho thai nhi, khiến bé lớn quá mức so với tuổi thai. Điều này gây khó khăn cho quá trình sinh nở và tăng nguy cơ các biến chứng.
- Hạ đường huyết sơ sinh: Ngay sau khi sinh, bé có thể bị hạ đường huyết do lượng insulin trong cơ thể vẫn còn cao.
- Dị tật bẩm sinh: Một số nghiên cứu cho thấy tiểu đường thai kỳ không kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, mặc dù nguy cơ này không cao.
- Vàng da: Bé sơ sinh có thể bị vàng da do gan chưa hoàn thiện chức năng.
- Các vấn đề hô hấp: Bé có nguy cơ cao mắc các vấn đề về hô hấp như hội chứng suy hô hấp.
Nguyên tắc thiết lập thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ
Việc xây dựng một thực đơn phù hợp là yếu tố quan trọng để kiểm soát đường huyết và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản khi thiết lập thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ:
- Thực đơn mỗi ngày cần có đủ 5 nhóm chất dinh dưỡng: protein, tinh bột, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Không nên thay đổi số lượng thức ăn và các món ăn trong thực đơn quá nhanh.
- Không bỏ bữa, không để bụng đói hoặc quá no.
- Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Khi ăn cần ăn chậm, nhai kỹ.
- Không chế biến thức ăn quá mặn hoặc quá ngọt.
- Ưu tiên các món salad, hấp, luộc thay vì xào, chiên nhiều dầu mỡ.
- Trong thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường cần tránh kết hợp các thực phẩm chứa nhiều carbs với nhau. Ví dụ: tránh ăn bánh mì với khoai tây chiên, không ăn trái cây, đồ ngọt sau bữa ăn,…
Hướng dẫn lên thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Thực đơn bữa sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng, cung cấp năng lượng cho cả ngày. Đối với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, bữa sáng cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, kiểm soát đường huyết và tạo cảm giác no lâu. Mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn sáng vào lúc 7 – 8 giờ, sau khi thức dậy khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
Vào bữa sáng, mẹ nên hạn chế lượng carbohydrate để tránh làm tăng đường hết. Chỉ nên bổ sung không quá 30g carbs.
Các thực phẩm nên dùng:
- Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lứt, bánh mì nguyên cám cung cấp chất xơ, giúp ổn định đường huyết.
- Protein: Trứng, sữa ít béo, sữa chua không đường cung cấp protein cần thiết cho cơ thể và thai nhi.
- Chất béo lành mạnh: Bơ, quả bơ cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Trái cây: Táo, chuối, bưởi (các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp) cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Thực đơn gợi ý:
- Yến mạch nấu với sữa ít béo, thêm quả mọng và hạt chia.
- Bánh mì nguyên cám ăn kèm trứng ốp la và rau xanh.
- Sữa chua không đường trộn với trái cây và hạt.
Thực đơn bữa trưa
Bữa trưa cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong buổi chiều. Mẹ không nên để lượng đường huyết bị giảm xuống quá thấp. Nên ăn theo thứ tự, rau củ đầu tiên rồi đến protein, chất béo. Riêng carbs nên ăn cuối cùng để hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng hơn và làm chậm quá trình chuyển hoá carbs.
Lượng carbs mẹ nên bổ sung ở bữa trưa là 30 – 45g. Một số thực phẩm mẹ có thể bổ sung vào bữa trưa: rau bina, cải thìa, cần tây, dưa chuột, các loại hạt, trứng, thịt bò, thịt gà, thịt heo, bánh mỳ, đậu hũ, mì ống nguyên cám,…
Gợi ý thực đơn:
- Cơm gạo lứt, thịt gà nướng, rau xào và canh rau.
- Bún gạo lứt, thịt bò xào, rau sống.
- Salad rau trộn với thịt gà luộc hoặc tôm.
Thực đơn bữa tối
Bữa tối nên ăn nhẹ nhàng để cơ thể dễ dàng tiêu hóa và nghỉ ngơi. Mẹ vẫn có thể ăn như bữa trưa với lượng carb khuyến nghị trong một khẩu phần ăn từ 30g – 45g carbs. Các nhóm chất xây dựng theo nguyên tắc trong đĩa thức ăn khoảng 25cm có tỷ lệ như sau: ¼ Carbs, ¼ Protein, 2ml chất béo, ½ chất xơ (rau các loại). Ưu tiên chế biến theo các phương pháp: hấp, nấu, luộc, nướng, hầm thay vì chiên, xào.
Gợi ý thực đơn:
- Canh rau củ, cá hấp và cơm gạo lứt.
- Salad rau trộn với tôm luộc.
- Cháo yến mạch với thịt bằm.
Thực đơn bữa phụ
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên chia ra nhiều bữa phụ, một ngày khoảng 2 – 3 bữa phụ. Các thời điểm mẹ nên dùng bữa phụ là 10h sáng, 15h30 chiều, 21h tối. Trong bữa phụ mẹ nên bổ sung các loại trái cây, các loại hạt, sữa chua ít đường, sữa tươi ít đường, bánh quy nguyên cám, sữa bầu cho người tiểu đường, bánh yến mạch không đường,…
Tham khảo thêm: Tiểu đường thai kỳ uống sữa bầu được không? 3 Loại sữa phù hợp với mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
Kết luận
Việc xây dựng và tuân thủ một thực đơn khoa học, lành mạnh là chìa khóa để kiểm soát đường huyết, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mặc dù quá trình này đòi hỏi sự kiên trì và thay đổi thói quen, nhưng những lợi ích mà nó mang lại là vô cùng lớn. Hãy luôn nhớ rằng, một chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với việc tập thể dục đều đặn và theo dõi sức khỏe định kỳ sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam
Hotline chăm sóc khách hàng và bảo hành sản phẩm 24/7: 0384.947.974