Tiền sản giật thai kỳ là một bệnh lý có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Khi chuẩn bị bước vào giai đoạn vượt cạn thiêng liêng, mẹ bầu cần cảnh giác trước chứng tiền sản giật. Dưới đây, Kamidi Việt Nam sẽ mang đến cho các mẹ những thông tin cần lưu ý về bệnh lý này để mẹ có thể hiểu được mức độ nguy hiểm và có biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời nếu mắc phải.
1. Tiền sản giật thai kỳ là gì?
Tiền sản giật thai kỳ là tình trạng rối loạn thai nghén do huyết áp tăng cao (HA tối đa >= 140 mmHg và hoặc HA tối thiểu >= 90 mmHg), thường bắt đầu từ tuần thứ 20 của thai kỳ, xuất hiện nhiều nhất từ tuần thứ 37 và có thể kéo dài đến 6 tuần sau sinh. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi. Tiền sản giật thai kỳ gây ra do nhiễm độc thai nhi nghén, chiếm khoảng 5 – 8% trong tổng số phụ nữ mang thai.
Tiền sản giật thai kỳ có thể ở mức nhẹ và nghiêm trọng, thậm chí một số trường hợp dẫn đến tử vong, thai lưu. Vì thế nếu không phát hiện sớm và được xử lý kịp thời thì nó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Nhau thai có thể không nhận được đủ máu khiến bé sinh ra nhẹ hoặc nặng cân, hạn chế tăng trưởng của bé. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sinh non và những biến chứng như khuyết tật học tập, bại não, động kinh hay các bất thường về thính giác, thị giác về sau cho bé.
Tham khảo thêm: Bé bị vàng da do sữa mẹ: Nguyên nhân và dấu hiệu mẹ cần biết
2. Nguyên nhân và các triệu chứng của tiền sản giật thai kỳ
2.1. Nguyên nhân của tiền sản giật thai kỳ
Có nhiều nghiên cứu cho rằng, tiền sản giật thai kỳ có thể xuất phát từ nhau thai. Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, các mạch máu phát triển làm nhiệm vụ đưa lượng máu cần thiết đến nhau thai, giúp nuôi dưỡng bào thai lớn lên. Với các mẹ bị tiền sản giật, các mạch máu này sẽ phát triển không đầy đủ nên không đáp ứng đúng với kích thước nội tiết tốt. Từ đó, lượng máu truyền đến nhau thau cũng sẽ giảm dần.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do lượng máu đến tử cung không đủ, mạch máu bị tổn thương hay có thể do gen và mắc các bệnh hệ miễn dịch.
2.2. Triệu chứng của tiền sản giật thai kỳ
Tiền sản giật thai kỳ có 3 triệu chứng chính gồm tăng huyết áp, tăng protein và phù. Cụ thể các triệu chứng như sau:
- Huyết áp tăng đến 140/90 mmHg hoặc cao hơn
- Dư thừa protein trong nước tiểu, lớn hơn 0,3g/l
- Tăng cân đột ngột không rõ nguyên nhân, có thể tăng lên tới 2kg một tuần.
- Thiếu máu nên cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt.
- Phù sinh lý chân tay. Tuy nhiên hiện tượng phù này lại phổ biến ở nhiều phụ nữ trên thai kỳ nên khá khó để xác định có phải bị tiền sản giật hay không.
- Phù bệnh lý, một số trường hợp nặng có thể phù tràn đa màng phổi, màng bụng, phù não.
- Đau bụng, thường là ở phía bên phải.
- Đau đầu
- Đi tiểu rất ít, thậm chí có thể ngưng tiểu
- Có hiện tượng buồn nôn, chóng mặt nghiêm trọng
- Thay đổi phản xạ và thị lực: mắt mờ, trở nên nhạy cảm với ánh sáng.
Ngoài ra, các mẹ cũng cần lưu ý có một số phụ nữ mang bầu mắc. tiền sản giật thai kỳ nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào như trên. Vì thế khi mang thai, các mẹ cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ và các xét nghiệm cần thiết theo khuyến nghị của bác sĩ.
3. Điều trị, phòng ngừa tiền sản giật thai kỳ
3.1. Điều trị tiền sản giật thai kỳ
Điều trị. tiền sản giật thai kỳ phụ thuộc vào các giai đoạn khác nhau của thai kỳ và cả mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nếu tiền sản giật ở mức độ nhẹ và thai dưới 36 tuần thì mẹ sẽ được khuyên nên nghỉ ngơi tại nhà và theo dõi huyết áp thường xuyên để đảm bảo huyết áp không tăng quá cao.
Nếu tình trạng nặng hơn và thai nhi đã đủ lớn thì các bác sĩ sẽ kiến nghị sinh mổ hoặc kích sinh. Trước khi chuyển dạ, mẹ có thể cần tiêm Corticod để thúc đẩy phổi của thai nhi trưởng thành. Nếu tiền sản giật thai kỳ ở mức nặng và thai kỳ dưới 24 tuần thì bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ chấm dứt thai kỳ để đảm bảo an toàn về sức khỏe và tính mạng cho mẹ.
Tham khảo thêm: Mẹ trầm cảm sau sinh ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé thế nào?
3.2. Phòng ngừa tiền sản giật thai kỳ
Hiện nay chưa có biện pháp có thể phòng ngừa triệt để những biến chứng nguy hiểm tiền sản giật thai kỳ. Điều quan trọng nhất là dự phòng tiền sản giật. Các yêu tố gồm chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò thiết yếu, giúp hạn chế căn bệnh nguy hiểm này cho mẹ.
– Bổ sung đầy đủ DHA, EPA để phòng ngừa tiền sản giật. Các thực phẩm mẹ nên thêm vào thực đơn như: cà hồi, quả óc chó, vừng, súp lơ,…
– Bổ sung canxi trong suốt hành trình mang thai, điều này sẽ giúp giảm tới 49% nguy cơ ở những mẹ nguy cơ thấp và 82% ở những mẹ có nguy cơ. tiền sản giật thai kỳ cao. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ vitamin D từ các thực phẩm: ngũ cốc nguyên hạt, dầu gan cá, nấm hương,…
– Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe cũng như hạm chế tối đa nguy cơ mắc tiền sản giật.
– Theo dõi sát sao sức khỏe trong suốt thai kỳ, nếu phát hiện bất thường mẹ nên đi khám bác sĩ ngay để kịp thời điều trị.
Tiền sản giật thai kỳ vô cùng nguy hiểm đối với mẹ và bé. Việc phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị kịp thời là việc ba mẹ cần đặc biệt quan tâm để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho mẹ và bé. Nếu ba mẹ có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với Kamidi Việt Nam để được tư vấn nhé!
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam