Tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không?

tieu-duong-thai-ky-an-luu-duoc-khong

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết ở mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Lựu, với hương vị ngọt ngào và nhiều dưỡng chất, là một loại trái cây được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, liệu loại quả này có phù hợp với các mẹ bầu đang mang thai và mắc bệnh tiểu đường? Hãy cùng tìm hiểu tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không để đưa ra quyết định đúng đắn cho chế độ ăn của mình.

Lợi ích của lựu đối với mẹ bầu và thai nhi

Đối với mẹ bầu

Lựu cung cấp một lượng lớn vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ mẹ bầu khỏi các bệnh nhiễm trùng thường gặp trong thai kỳ. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ dồi dào trong lựu hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Các chất chống oxy hóa có trong lựu giúp bảo vệ tế bào, giảm thiểu tổn thương do gốc tự do gây ra, từ đó làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa một số bệnh mãn tính. Đặc biệt chất chống oxy hoá punicalagins trong loại quả này được chứng minh là có tác dụng làm giảm viêm đường tiêu hoá, ung thư đại tràng và ung thư vú.

Lưu rất giàu sắt nên có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa được tình trạng thếu máu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nước ép lựu có tác dụng ngăn ngừa biến chứng sinh non hoặc tiền sản giật. Ngoài ra, kali có trong lựu giúp điều hòa huyết áp, ngăn ngừa phù nề, rất cần thiết cho sức khỏe tim mạch của mẹ bầu.

tieu-duong-thai-ky-an-luu-duoc-khong-1

Đối với thai nhi

Lựu là một nguồn cung cấp folate dồi dào, một loại vitamin B rất quan trọng trong quá trình phát triển của ống thần kinh ở thai nhi. Thiếu folate có thể dẫn đến dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, sắt trong lựu giúp ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ bầu, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho thai nhi phát triển. Canxi có trong lựu giúp xây dựng hệ xương chắc khỏe cho bé. Các chất chống oxy hóa trong lựu còn giúp bảo vệ não bộ của thai nhi khỏi những tổn thương do thiếu oxy.

Mẹ bầu ăn lựu cũng giúp giảm nguy cơ bé bị nhẹ cân khi sinh hoặc bị snh non. Lựu còn chứa những hoạt chất giúp đường kính động mạch tăng lên. Vì thhế việc cung cấp dưỡng chất cho em bé trong bụng qua máu thuận lợi hơn.

tieu-duong-thai-ky-an-luu-duoc-khong-2

Tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không?

Có, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể ăn lựu. Nhiều mẹ bầu lo lắng rằng lượng đường tự nhiên trong lựu có thể làm tăng đường huyết. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, các hợp chất trong lựu như polyphenol ellagic lại có tác dụng ngược lại, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Cụ thể:

  • Lựu là loại quả có chỉ số đường huyết chỉ là 18, rất lý tưởng để mẹ bầu bổ sung vào thực đơn. Lựu có thể làm chậm quá trình tiêu hoá và hấp thụ carbohydrate. Vì thế, nó giúp làm giảm đường hấp thụ vào máu và không làm đường huyết tăng đột ngột.
  • Chất chống oxy hoá thuộc nhóm ellagitannin có trong lựu được chứng minh có tác dụng làm giảm đường trong máu.
  • Các hoạt chất trong lựu giúp cải thiện chức năng của tế bào beta tuỵ – các tế bào làm nhiệm vụ sản sinh insulin. Lựu cũng làm giảm tình trạng kháng insulin, giúp tế bào sử dụng insulin hiệu quả hơn. Từ đó, đường huyết được sử dụng tốt hơn.
  • Các hợp chất acid punicalagin, gallic, uallic, ellagic, ursolic, oleanolic và các chất chống oxy hóa anthocyanin, tanin trong lựu có khả năng kiểm soát tốt tiểu đường tuýp 2. Vì thế, lựu có thể làm giảm nguy cơ mẹ mắc tiểu đường tuýp 2 sau khi mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Ngoài ra, lựu còn giúp phòng ngừa các biến chứng tiểu đường thai kỳ như về huyết áp, tim mạch nhờ việc làm giảm lượng lượng cholesterol xấu LDL.

tieu-duong-thai-ky-an-luu-duoc-khong-3

Tiểu đường thai kỳ cần lưu ý gì khi ăn lựu?

Lựu là một loại trái cây giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa những lợi ích này và đảm bảo kiểm soát đường huyết hiệu quả, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

  • Mặc dù tốt cho sức khỏe, nhưng mẹ bầu vẫn nên ăn lựu với lượng vừa phải, kết hợp với chế độ ăn cân bằng. Mẹ chỉ nên ăn 1 – 2 trái lựu hoặc 50ml nước ép lưu mỗi ngày.
  • Sau khi ăn lựu, mẹ bầu nên thường xuyên kiểm tra đường huyết để theo dõi sự thay đổi.
  • Khi ăn lựu, mẹ bầu cần điều chỉnh thực đơn để đảm bảo lượng carbohydrate nạp vào cơ thể mỗi bữa chỉ nên khoảng 45 – 60g.
  • Lựu chỉ là một phần của chế độ ăn lành mạnh. Mẹ bầu cần kết hợp với các loại thực phẩm khác như rau xanh, trái cây ít đường, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Trước khi bổ sung lựu vào chế độ ăn, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
  • Nên chọn lựu tươi, tránh các sản phẩm chế biến sẵn có chứa đường thêm hoặc chất bảo quản.
  • Mẹ bầu bị táo bón nặng không nên ăn cả hạt lựu để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn.

tieu-duong-thai-ky-an-luu-duoc-khong-4

Tham khảo thêm: Tiểu đường thai kỳ ăn bí đỏ được không? Cần lưu ý gì khi ăn bí đỏ

Kết luận

Như vậy, lựu không chỉ là một loại trái cây ngon miệng mà còn là một “liều thuốc” tự nhiên vô cùng quý giá đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Với những lợi ích tuyệt vời như kiểm soát đường huyết, giảm viêm và cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết, lựu hoàn toàn xứng đáng có một vị trí trong chế độ ăn của mẹ bầu. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ và kết hợp ăn lựu với một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.

Theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

Hotline chăm sóc khách hàng và bảo hành sản phẩm 24/7: 0384.947.974

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *