Ốm nghén khi mang thai là hiện tượng mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng trải qua. Giai đoạn này đem đến chi mẹ nhiều khó khăn, mệt mỏi nhưng cũng tràn ngập niềm hạnh phúc khi mẹ cảm nhận được đang có thiên thần nhỏ lớn lên mỗi ngày. Vậy ốm nghén khi mang thai là? Nguyên nhân gây ra hiện tượng này? Triệu chứng của nó là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Ốm nghén khi mang thai là gì?
Ốm nghén khi mang thai là tình trạng buồn nôn và nôn xảy ra ở phụ nữ mang thai, thường bắt đầu từ tuần thứ 4 – 6 và thuyên giảm sau 3 tháng đầu. Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến, ước tính khoảng 70-80% phụ nữ mang thai bị ốm nghén ở một mức độ nào đó. Ốm nghén không có nghĩa là em bé bị bệnh và ốm nghén không hề ảnh hưởng đến em bé.
Khi cơn nghén tuần thứ 8 đến tuần thứ 11 đã qua, tình trạng nghén sẽ giảm dần ở tuần thứ 12 của thai kỳ. Một số mẹ đến tuần thứ 8 hết nghén, một số mẹ đến tuần thứ 9, có mẹ lại bị nghén nặng hơn ở kỳ thai tuần thứ 9. Sẽ có trường hợp mẹ bầu hết nghén sớm hơn hoặc muộn hơn tuỳ thuộc vào thể trạng của từng mẹ. Nói chung, sau khi qua 3 tháng đầu mẹ sẽ ít bị nghén hơn. Và đến khoảng tuần thứ 14 tình trạng ốm nghén sẽ hoàn toàn biến mất.
Tham khảo thêm: Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh mẹ bầu nên biết
Nguyên nhân gây nên ốm nghén khi mang thai
Nguyên nhân chính gây ốm nghén khi mang thai là do sự thay đổi hormone trong cơ thể người phụ nữ. Khi mang thai, cơ thể sẽ sản xuất một lượng lớn hormone hCG, progesterone và estrogen. Các hormone này có thể gây ra những thay đổi trong hệ tiêu hóa, dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn.
Hormone hCG (Human chorionic gonadotropin) là hormone được sản xuất bởi nhau thai. Nồng độ hCG thường đạt đỉnh vào khoảng tuần thứ 10 của thai kỳ và sau đó giảm dần. Hormone này có thể gây ra một số triệu chứng ốm nghén, bao gồm buồn nôn và nôn.
Hormone progesterone là hormone được sản xuất bởi buồng trứng và nhau thai. Hormone này có thể gây ra sự giãn nở của các cơ trong hệ tiêu hóa, khiến cho thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản và dẫn đến cảm giác buồn nôn, nôn. Hormone estrogen là hormone được sản xuất bởi buồng trứng. Hormone này có thể gây ra sự thay đổi trong cách thức hoạt động của các cơ quan tiêu hóa và cũng gây ra cảm giác buồn nôn, nôn.
Ngoài sự thay đổi hormone, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần gây ốm nghén khi mang thai, bao gồm:
- Di truyền: Thông thường mẹ bị ốm nghén khi mang thai thì con gái cũng sẽ gặp phải tình trạng này.
- Tuổi tác: Phụ nữ mang thai ở độ tuổi 20-30 thường bị ốm nghén ít hơn so với phụ nữ mang thai ở độ tuổi 30 – 40.
- Tiền sử bệnh lý: Phụ nữ bị rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và nôn trước khi mang thai, hoặc có tiền sử mắc bệnh cường giáp, tiểu đường type 1 có nguy cơ bị ốm nghén cao hơn.
- Tình trạng dinh dưỡng: Phụ nữ mang thai có chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc thiếu hụt dinh dưỡng có thể có nguy cơ bị ốm nghén cao hơn.
- Căng thẳng: Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ốm nghén.
- Hệ thần kinh của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn với một số thực phẩm có mùi vị.
Các triệu chứng ốm nghén khi mang thai
Mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng ốm nghén khi mang thai vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên tình trạng ốm nghén khi mang thai sẽ xảy ra với tần suất dày hơn, rõ rệt hơn khi có sự kích thích về mùi vị của thức ăn. Lúc này mẹ sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn.
- Buồn nôn: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ốm nghén. Buồn nôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng thường gặp nhất là vào buổi sáng.
- Nôn: Nôn là một triệu chứng nghiêm trọng hơn của ốm nghén. Nôn có thể xảy ra nhiều lần trong ngày, thậm chí dẫn đến mất nước.
Mẹ cũng sẽ trở nên nhạy cảm hơn với mùi vị thức ăn, khiến mẹ cảm thấy ăn không ngon và thậm chí không muốn ăn. Từ đó, khẩu vị của mẹ cũng sẽ thay đổi. Mẹ bị ốm nghén thường có cảm giác chán ăn hoặc thèm ăn một số loại thực phẩm nhất định mặc dù trước đó mẹ rất thích. Tình trạng này khiến cơ thể mẹ bị thiếu chất, luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải. Nặng hơn là mẹ có thể gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp do cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Nếu bị nôn quá nhiều, mẹ có thể bị mất nước
Trong một số trường hợp, ốm nghén khi mang thai có thể nghiêm trọng và gây ra các triệu chứng như:
- Giảm cân: Giảm cân là một biến chứng nghiêm trọng của ốm nghén. Nếu bạn bị ốm nghén nặng và giảm cân nhiều, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
- Mất cân bằng điện giải: Mất cân bằng điện giải là một biến chứng nghiêm trọng của ốm nghén. Nếu bạn bị nôn ói nhiều, bạn nên uống các loại đồ uống bổ sung điện giải để tránh mất cân bằng điện giải.
Tham khảo thêm: Trước khi mang thai, mẹ bầu nên tiêm những loại vaccine nào?
Tổng kết về ốm nghén khi mang thai
Ốm nghén khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở các mẹ bầu. Hầu hết các mẹ có thể vượt qua thời kỳ này một cách tự nhiên. Tuy nhiên nếu tình trạng ốm nghén nghiêm trọng khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi quá độ, không thể ăn uống,… thì mẹ nên đến gặp khác sĩ để không ảnh hưởng xấu đến mình và thai nhi nhé! Mẹ hãy thường xuyên ghé qua Kamidi thường xuyên để cập nhật những thông tin bổ ích, thú vị hơn mẹ nhé!
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam