Trầm cảm sau sinh và những điều mẹ bầu cần biết

trầm cảm sau sinh

Trong xã hội ngày nay khi chất lượng cuộc sống được nâng cao thì chất lương về đời sống tinh thần cũng ngày càng được quan tâm, tuy nhiên hiên nay hội chứng trầm cảm sau sinh ở mẹ bầu ngày lại càng gia tăng. Vậy trầm cảm sau sinh là gì, có nguy hiểm hay không? Hãy cùng Kamidi tìm hiểu trong bài viết sau:

Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh (PPD) là tình trạng người phụ nữ bị rối loạn cảm xúc, thay đổi về thể chất và tâm lý, hành vi sau khi sinh con. Họ thường có suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, cáu gắt, buồn chán, lo lắng nhiều vấn đề trong đời sống. 

2 Tram cam sau sinh la gi

Rối loạn này dễ gặp ở bất kỳ người mẹ nào, nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất ở phụ nữ lần đầu sinh con và bệnh thường phát triển trong vòng 1 năm đầu sau sinh. Theo nhiều thống kê, có khoảng 10-20% phụ nữ sau khi sinh rơi vào rối loạn tâm lý, trầm cảm. Trong đó có 15% trường hợp xuất hiện trầm cảm trong 3 tháng đầu sau sinh, 15 – 25% xảy ra trong năm đầu sau sinh. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh

3 Nguyen nhan dan den tinh trang tram cam sau sinh

Hiện nay, khoa học vẫn chưa kết luận được nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh do phụ thuộc vào thể chất, tinh thần và hoàn cảnh của mỗi sản phụ. Tuy nhiên, có thể kết luận một số nhóm nguyên nhân thường gặp nhất là: thay đổi nội tiết tố, tiền sử rối loạn tâm lý, cảm xúc, yếu tố đời sống như sau:

  • Thay đổi nội tiết tố: Khi phụ nữ mang thai nồng độ nội tiết tố nữ estrogen và progesterone tăng cao. Sau khi sinh con, nồng độ hormone nhanh chóng sụt giảm xuống mức bình thường. Các nghiên cứu chỉ ra, sự thay đổi đột ngột này có thể dẫn đến trầm cảm cho phụ nữ mang thai và sau sinh. 
  • Tiền sử rối loạn tâm lý: Rối loạn tâm lý, trầm cảm có thể tái phát vì thế đối với phụ nữ từng có có tiền sử trầm cảm trước hoặc trong khi mang thai thì sẽ có nguy cơ cao trầm cảm sau sinh.
  • Sức khỏe giảm sút: Những phụ nữ sau sinh có thể trạng yếu, bị đau trong quá trình sinh nở thường tác động tâm trạng phụ nữ. Cơn đau kéo dài, cộng với việc chăm con mới sinh vất vả nảy sinh tâm lý bực bội, cáu gắt, gia tăng cảm giác chán ghét bản thân và cả em bé.
  • Yếu tố kinh tế, đời sống: Các yếu tố kinh tế, đời sống ảnh hưởng đến tâm lý phụ nữ sau sinh. Điều kiện kinh tế khó khăn, hoàn cảnh sống chật chội đông đúc, thiếu quan tâm chia sẻ từ chồng và người thân, áp lực với các hủ tục sau sinh, mâu thuẫn trong các quan niệm chăm nuôi con nhỏ giữa các thế hệ sẽ làm gia tăng cảm xúc tiêu cực từ phụ nữ dẫn đến trầm cảm.

Những nguy hiểm mà trầm cảm sau sinh gây ra

4 Nhung nguy hiem ma tram cam sau sinh gay ra

Nhiều người cho rằng trầm cảm sau sinh không gây nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị, trầm cảm sau sinh có thể cản trở hình thành mối gắn kết giữa mẹ và con và gây phức tạp đến các vấn đề gia đình.

  • Đối với mẹ bầu: Trầm cảm sau sinh không được điều trị có thể kéo dài hàng tháng hoặc lâu hơn, đôi khi trở thành rối loạn trầm cảm mãn tính. Ngay cả khi được điều trị, trầm cảm sau sinh làm tăng nguy cơ trầm cảm trong tương lai của chính bản thân các mẹ
  • Đối với bố: Trầm cảm sau sinh có thể gây ra hiệu ứng gợn sóng (ripple effect), gây cảm xúc căng thẳng cho mọi người đến gần với em bé mới sinh. Khi mẹ bầu mới bị trầm cảm, nguy cơ trầm cảm ở bố cũng có thể tăng lên. Và những người mới lần đầu làm bố có nguy cơ trầm cảm cao hơn, cho dù người mẹ có bị trầm cảm hay không.
  • Đối với con: Con của những mẹ bầu bị trầm cảm sau sinh không được điều trị có nhiều khả năng gặp vấn đề về cảm xúc và hành vi, chẳng hạn như khó ngủ và ăn uống, khóc quá nhiều và chậm phát triển ngôn ngữ.

Trên đây là những nội dung liên quan đến trầm cảm sau sinh. Hy vọng bài viết này  của Kamidi Việt Nam hữu ích đối với quý các mẹ bầu

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *