Trẻ bị cúm có nên tắm không? Những lưu ý mẹ cần biết

tre-bi-cum-co-nen-tam-khong

Bé nhà bạn vừa mới sốt và sổ mũi, và bạn đang phân vân không biết có nên tắm cho bé hay không? Nhiều người cho rằng tắm sẽ khiến bé bị lạnh hơn, nhưng cũng có ý kiến cho rằng tắm giúp bé sạch sẽ và dễ chịu hơn. Vậy đâu mới là cách làm đúng? Trẻ bị cúm có nên tắm không? Cần lưu ý những điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Trẻ bị cúm có nên tắm không? Tùy từng trường hợp mẹ nhé

Rất nhiều ba mẹ cho rằng cần kiêng tắm cho bé khi bé bị cảm cúng bởi bé có thể bị nhiễm lạnh, sẽ ốm nặng và lâu khỏi hơn. Tuy nhiên, ba mẹ hoàn toàn có thể tắm gội cho con khi con bị cảm cúm để giúp cơ thể con sạch sẽ, thông thoáng, dễ chịu hơn. Miễn là đảm bảo được an toàn cho bé khi tắm là được.

Tùy trường hợp mà ba mẹ quyết định có nên tắm cho bé hay không nhé!

Khi nào nên tắm cho trẻ bị cúm?

  • Khi bé không sốt cao: Nếu bé chỉ bị sổ mũi, hắt hơi, hơi sốt nhẹ và cảm thấy tương đối khỏe, việc tắm bằng nước ấm có thể giúp bé thoải mái hơn. Nước ấm sẽ giúp làm loãng dịch mũi, thông thoáng đường hô hấp và làm sạch cơ thể.
  • Khi bé đã qua giai đoạn sốt cao: Sau khi bé đã hạ sốt và các triệu chứng khác cũng giảm đi, việc tắm sẽ giúp bé sạch sẽ và tinh thần thoải mái hơn.

tre-bi-cum-co-nen-tam-khong-1

Khi nào không nên tắm cho trẻ bị cúm?

  • Khi bé sốt cao: Việc tắm khi bé sốt cao có thể khiến bé bị lạnh run, tăng nhiệt độ cơ thể và làm bệnh nặng thêm.
  • Khi bé đang bị nôn mửa, tiêu chảy: Tắm có thể khiến bé mệt mỏi hơn và tăng nguy cơ mất nước.
  • Khi bé cảm thấy rất mệt mỏi: Nếu bé quá yếu hoặc không muốn tắm, mẹ không nên ép bé.

tre-bi-cum-co-nen-tam-khong-2

Lý do mẹ nên cân nhắc nên hay không nên tắm con bị cúm

Việc có nên tắm cho trẻ bị cúm hay không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bé. Mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như nhiệt độ cơ thể, các triệu chứng khác, và thời tiết để đưa ra quyết định tốt nhất cho bé.

Nếu như tình trạng sức khỏe bé cho phép tắm mà ba mẹ vẫn quá kiêng cữ không tắm cho bé chỉ khiến bé khó chịu hơn. Bụi bẩn tích tụ, thậm chí còn tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào da bé và phát triển gây ra các bệnh về da cho bé.

Cũng như việc hiểu những trường hợp nên tắm cho bé khi bị cúm, ba mẹ cần biết rõ cả những trường hợp không nên tắm cho bé để tránh khiến tình trạng bệnh của bé nặng hơn.

Tham khảo thêm: Sai lầm cần tránh khi tắm cho trẻ vào mùa hè khiến bé dễ ốm

Những lưu ý khi tắm cho trẻ bị cúm mẹ nên biết

Vậy làm thế nào để tắm cho bé vừa đảm bảo vệ sinh, vừa không làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn? Ba mẹ hãy cùng tham khảo những lưu ý sau đây nhé:

  • Khi bé bị cúm, ba mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm. Thậm chí điều này còn rất tốt. Không những giúp làm sạch mồ hôi, loại bỏ bụi bẩn và da chết cho bé, ngăn ngừa các bệnh về da hay nhiễm trùng mà còn giúp thông mũi cho bé. Hơi nước nóng sẽ giúp làm loãng dịch đờm trong mũi để bé dễ thở hơn, giúp bé thư giãn, giảm mệt mỏi, giảm đờm trong cổ họng.
  • Cần tắm cho bé trong phòng kín gió, không được bật điều hòa hoặc bật quạt. Vào mùa đông ba mẹ có thể bật máy sưởi khoảng 5 – 10 phút để làm ấm không khí trước khi tắm cho bé. Lưu ý không bật máy sưởi quá lâu vì nhiệt độ cao có thể khiến bé bị khô da, nóng rát, thậm chí còn gây ửng đỏ và khiến bé bị dị ứng.
  • Không nên tắm cho bé quá lâu, chỉ tắm trong vòng 5 – 7 phút. Tránh ngâm nước quá lâu khiến bệnh tình của bé trở nên trầm trọng hơn.
  • Nên tắm từng phần cơ thể bé để tránh toàn bộ cơ thể tiếp xúc với khônng khí lạnh. Sau khi tứm xong, ba mẹ cần nhanh chóng lâu khô người và mặc quần áo cho bé. Lưu ý cần lau thật khô tóc và lòng bàn chân của bé, có thể đi tất luôn cho bé để giữ ấm.
  • Có thể kết hợp tắm với tinh dầu (tinh dầu tràm, tinh dầu gừng,…) để tắm cho bé. Tinh dầu ấm sẽ hỗ trợ làm ấm da, thẩm thấu vào lỗ chân lông giúp bé không còn cảm giác ớn lạnh.
  • Sau khi tắm, mẹ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé và các triệu chứng khác. Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ với bác sĩ ngay.

tre-bi-cum-co-nen-tam-khong-3

Kết luận

Như vậy, việc tắm cho trẻ bị cúm cần được cân nhắc kỹ lưỡng, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bé. Quan trọng nhất là mẹ cần theo dõi sát sao các triệu chứng của bé và tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra quyết định phù hợp nhất. Bên cạnh việc tắm, việc cho bé uống đủ nước, nghỉ ngơi đầy đủ và tạo môi trường sống sạch sẽ cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị cúm.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)