Sổ mũi là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, việc sổ mũi kéo dài không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài? Và làm thế nào để giúp bé hết sổ mũi? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi kéo dài
Do viêm xoang
Viêm xoang là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài. Khi bị viêm xoang, các xoang của mũi bị viêm nhiễm, gây sưng và sản xuất nhiều dịch nhầy hơn bình thường. Điều này dẫn đến tình trạng nghẹt mũi, chảy mũi và sổ mũi kéo dài. Trẻ bị viêm xoang thường kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu, sốt nhẹ, giảm khứu giác.
Do dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết là một phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật… Khi hít phải những chất này, hệ miễn dịch của bé sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng histamin, gây ra các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi, mắt đỏ và ngứa.
Do viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là một bệnh mãn tính, thường xảy ra quanh năm hoặc theo mùa. Bệnh này gây ra tình trạng viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng rất giống với cảm lạnh thông thường nhưng thường kéo dài hơn và không đáp ứng với thuốc cảm cúm.
Hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh lý đường hô hấp mãn tính, gây co thắt các ống khí quản. Khi bị hen suyễn, trẻ thường có các triệu chứng như khó thở, khò khè, ho, đặc biệt là vào ban đêm. Sổ mũi cũng là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ bị hen suyễn.
Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch
Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị nhiễm trùng hơn người lớn. Khi hệ miễn dịch suy yếu, bé dễ bị các vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh, trong đó có viêm mũi, dẫn đến tình trạng sổ mũi kéo dài.
Trẻ bị số mũi kéo dài có nguy hiểm không?
Sổ mũi tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bé nhưng nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm về đường hô hấp. Theo các bác sĩ tai, mũi, họng tư vấn thì tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà biến chứng sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau.
Nếu bé bị sổ mũi do các nhân vật lý như dị ứng, lâu ngày không khỏi sẽ dẫn đến viêm xoang hay nhức đầu. Nếu bé bị sổ mũi do vi khuẩn gây bệnh, có thể dẫn tới ho, viêm phế quản, viêm niêm mạc, đọng mủ làm tắc nghẽn đường lưu thông giữa mũi và tai.
Đặc biệt, nếu bé bị sổ mũi lâu ngày không khỏi kèm theo nhiễm trùng kéo dài, sẽ có nhiều tác động tiêu cực tới thính giác của bé, vì mũi được thông với tai giữa phía sau vòm họng.
Ba mẹ cần làm gì để chữa trị sổ mũi kéo dài cho bé?
Sử dụng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là một trong những biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để làm sạch mũi cho bé. Nước muối giúp làm loãng dịch nhầy, làm sạch các chất bẩn và vi khuẩn bám trong mũi, giúp bé dễ thở hơn.
Cách thực hiện rất đơn giản. Ba mẹ chỉ cần nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của bé, sau đó dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để hút sạch dịch nhầy. Lưu ý nên chọn loại nước muối sinh lý dành riêng cho trẻ em, không chứa các chất bảo quản. Thực hiện đều đặn 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bổ sung chất dinh dưỡng cho bé
Một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, giúp bé chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, trong đó có sổ mũi. Các thực phẩm nên bổ sung: Các loại trái cây giàu vitamin C (cam, quýt, bưởi), rau xanh, sữa, các sản phẩm từ sữa, các loại hạt… Nên cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Xông hơi và vệ sinh thường xuyên cho bé bằng nước ấm
Việc vệ sinh cho bé bằng nước ấm để tránh khiến bé bị cảm. Xông hơi sẽ làm tăng nhanh quá trình tan đờm để giúp bé dễ thở hơn. Những biện pháp này chỉ làm tan dịch nhầy trong thời gian ngắn và nên áp dụng cho những bé có triệu chứng nặng để giúp bé dễ chịu hơn.
Cách phòng ngừa sổ mũi kéo dài cho bé
Để phòng ngừa bé bị sổ mũi kéo dài trong giai đoạn thời tiết thay đổi, ba mẹ có thể áp dụng những phương pháp đơn giản sau:
- Cho bé ăn uống đầy đủ các nhóm chất, ngủ đủ giấc.
- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh bé.
- Tránh cho bé tiếp xúc với môi trường có khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc.
- Vệ sinh, rửa tay cho bé thường xuyên, mỗi ngày.
- Đeo khẩu trang mỗi khi cho bé ra ngoài.
Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Để đảm bảo sức khoẻ tốt nhất cho bé, ba mẹ cần nhận biết những tín hiệu cảnh báo và cho bé đi khám bác sĩ nếu thấy bé có những triệu chứng sau:
- Sốt cao trên 38 độ trong nhiều ngày.
- Thở nhanh, thở khò khè, rút lõm lồng ngực.
- Chảy mủ ở các vùng tai, mũi, họng.
- Biểu hiện đau tai, chảy mủ xanh ở tai.
- Ho đến khó thở hoặc nôn ói kéo dài.
- Nước mũi có màu xanh hoặc vàng.
- Không ăn, mất ngủ, rất cáu kỉnh.
- Bị ho hơn 1 tuần.
Tham khảo thêm: Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh ba mẹ cần biết
Kết luận
Sổ mũi kéo dài ở trẻ không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, với những thông tin đã chia sẻ ở trên, ba mẹ hoàn toàn có thể chủ động chăm sóc và hỗ trợ bé vượt qua giai đoạn khó chịu này.
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam
Hotline chăm sóc khách hàng và bảo hành sản phẩm: 0384.947.974