Trẻ bị sưng nướu: Nguyên nhân và cách điều trị

tre-bi-sung-nuou

Tại sao nướu của bé lại bị sưng? Đây là câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh thắc mắc. Sưng nướu ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra nhiều khó chịu cho bé. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị sưng nướu và làm thế nào để giúp bé giảm đau? Cùng đi tìm câu trả lời nhé!

Nguyên nhân trẻ bị sưng nướu

Do mọc răng

Khi trẻ bắt đầu mọc răng, nướu sẽ bị sưng lên do răng chọc thủng nướu để nhú lên. Điều này gây ra cảm giác đau, khó chịu và khiến trẻ quấy khóc. Ngoài sưng nướu, trẻ còn có thể chảy nước dãi nhiều, sốt nhẹ, khó chịu khi ăn uống. Trường hợp này ba mẹ không cần quá lo lắng, vì sau khi răng mọc lên thì nướu của bé cũng hết sưng.

tre-bi-sung-nuou-1

Do viêm nướu hoặc sâu răng

Vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ khiến vi khuẩn tích tụ trên răng và nướu tạo, gây viêm nhiễm. Sâu răng cũng là một nguyên nhân dẫn đến viêm nướu. Ngoài sưng nướu, trẻ còn có thể bị đỏ nướu, chảy máu khi đánh răng, hơi thở hôi.

Do mảng bám trên răng

Mảng bám là lớp màng dính trên răng chứa vi khuẩn. Nếu không được làm sạch thường xuyên, mảng bám sẽ cứng lại thành cao răng, gây kích ứng nướu và dẫn đến viêm. Cụ thể, khi các mảng bám hình thành liên tục trên bề mặt răng, chúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ và tấn công vào khoang miệng của bé, gây ra một số bệnh nguy hiểm như sưng nướu, chảy máu chân răng, viêm lợi,…

tre-bi-sung-nuou-2

Do sang chấn

Một nguyên nhân mà ít người chú ý đến nhưng lại có khả năng cao gây sưng nướu do là sang chấn cơ học. Va đập mạnh vào vùng miệng có thể gây sưng nướu, chảy máu. Hay những tác động của tăm xỉa răng hoặc những thực phẩm cứng bé ăn cũng có thể khiến bé bị sưng nướu.

Cách điều trị khi trẻ bị sưng nướu

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Một số phương pháp dân gian được cho là có thể giúp giảm sưng và đau nướu ở trẻ, tuy nhiên hiệu quả còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Ba mẹ lưu ý các phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với các biện pháp điều trị khác và không nên thay thế cho việc khám bác sĩ.

  • Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm và làm dịu nướu. Ba mẹ nên cho bé súc miệng nước muối sau khi ăn để nhanh chóng khỏi sưng.
  • Chườm lạnh: Chườm một túi đá bọc khăn lên má để giảm sưng và tê.
  • Ngậm gừng: Gừng có tính ấm, giúp giảm đau và kháng viêm. Tuy nhiên, cần lưu ý không cho trẻ ngậm gừng quá nhiều vì có thể gây nóng rát.

tre-bi-sung-nuou-3

Điều trị bằng y học hiện đại

Điều trị bằng y học hiện đại thường mang lại hiệu quả nhanh chóng và bền vững hơn. Bác sĩ sẽ tiến hành khám và xác định nguyên nhân gây sưng nướu để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Sau đó sẽ tiến hành điều trị nguyên nhân:

  • Nếu do mọc răng: Tạo điều kiện cho trẻ nhai đồ ăn cứng, mát để giảm đau.
  • Nếu do viêm nướu hoặc sâu răng: Bác sĩ sẽ làm sạch mảng bám, cao răng, điều trị sâu răng và kê đơn thuốc kháng sinh nếu cần thiết.
  • Nếu do chấn thương: Bác sĩ sẽ xử lý vết thương và theo dõi tình hình.
  • Thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau để giúp trẻ giảm đau, khó chịu.

tre-bi-sung-nuou-4

Làm thế nào để phòng ngừa sưng nướu ở trẻ?

Vệ sinh răng miệng thường xuyên

Bằng cách dạy bé đánh răng 2 lần/ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút, sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluor phù hợp với độ tuổi của bé ba mẹ sẽ giúp bé giảm thiểu tối đa nguy cơ vi khuẩn tác động và gây sưng nướu ở trẻ.

Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ở những vị trí mà bàn chải không với tới. Đối với những bé dưới 3 tuổi, ba mẹ nên dùng gạc mềm quấn vào ngón tay trỏ rồi thấm vào nước muối ấm để lau nhẹ nhàng răng và nướu cho bé.

Sau khi đánh răng, hướng dẫn bé súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng cho trẻ.

Thường xuyên đi khám nha sĩ

Đưa bé đi khám nha sĩ 4 – 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng răng miệng, làm sạch cao răng và phát hiện sớm các vấn đề. Đây là việc làm rất cần thiết để giúp bé có hàm răng khỏe mạnh và tránh được những bệnh không mong muốn.

Trong quá trình thăm khám răng định kỳ, bác sĩ có thể giúp bé lấy cao răng nếu phát hiện răng của bé có nhiều mảng bám. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn ba mẹ cách chăm sóc răng miệng cho bé tại nhà để bé tránh bị sưng nướu.

tre-bi-sung-nuou-5

Tham khảo thêm: Trẻ mọc răng chậm nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục

Kết luận

Sức khỏe răng miệng của trẻ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của bé. Vì vậy, việc chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ nhỏ là điều vô cùng cần thiết. Bằng cách thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa và điều trị, ba mẹ có thể giúp bé luôn có một hàm răng chắc khỏe và nụ cười tươi tắn.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)