Trẻ em ngủ ngáy có đáng lo không?

tre-em-ngu-ngay

Ngủ ngáy là hiện tượng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ thường lo lắng khi con mình có hiện tượng này, đặc biệt là khi tiếng ngáy to và kéo dài. Liệu rằng đây có phải là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hay chỉ đơn giản là do thói quen? Bài viết đây sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ em ngủ ngáy để ba mẹ yên tâm hơn nhé!

Nguyên nhân gây ngủ ngáy ở trẻ em

Ngủ ngáy ở trẻ em được chia thành 2 loại: sinh loại và bệnh lý. Trong đó sinh lý có thể tự khỏi và không đáng lo ngại. Ngược lại bệnh lý cần tìm đúng nguyên nhân để điều trị triệt để.

Ngủ ngáy sinh lý: Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, ngủ ngáy có thể là hiện tượng sinh lý bình thường do cấu trúc mũi và họng của trẻ còn nhỏ hẹp. Khi trẻ lớn hơn, đường thở của trẻ sẽ phát triển rộng hơn và tình trạng ngáy sẽ giảm dần.

Ngủ ngáy bệnh lý có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Viêm amidan và VA là hai nguyên nhân phổ biến gây tắc nghẽn đường thở ở trẻ em, dẫn đến ngáy.
  • Bé bị ảm cúm, cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác có thể gây viêm và sưng tấy ở mũi và họng, làm tắc nghẽn đường thở và gây ngáy.
  • Viêm mũi dị ứng có thể gây ra tình trạng viêm và sưng nề niêm mạc mũi, dẫn đến ngạt mũi và ngáy.
  • Lệch vách ngăn mũi là tình trạng vách ngăn giữa hai bên mũi bị lệch, gây cản trở luồng khí lưu thông.
  • Bé bị dị dạng lệch vách ngăn hoặc polyp mũi.
  • Trẻ em thừa cân hoặc béo phì có nhiều mô mềm quanh cổ.
  • Ngủ ngửa có thể khiến lưỡi và các mô mềm ở cổ họng bị tụt lại và ngủ ngáy.

tre-em-ngu-ngay-1

Những triệu chứng ngủ ngáy mà ba mẹ cần lưu ý

Trẻ em ngủ ngáy không phải mọi trường hợp đều xấu nhưng nó vẫn có thể tiềm tàng nhiều bệnh lý đáng lo. Vì thế, khi thấy con ngủ ngáy kèm theo các biểu hiện dưới đây, ba mẹ cần chú ý để đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa thăm khám nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp:

  • Ngáy to và dai dẳng là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của chứng ngủ ngáy. Nếu trẻ ngáy to và kéo dài cả đêm, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng tắc nghẽn đường thở nghiêm trọng.
  • Âm vực cao trong tiếng ngáy có thể do rung động của các mô mềm ở cổ họng bị tắc nghẽn.
  • Ngắt quãng khi ngủ. Trẻ có thể ngưng thở trong vài giây hoặc vài phút, sau đó lại tiếp tục ngáy hoặc thở mạnh. Đây là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ, một tình trạng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Thường xuyên ngáy to, thở hổn hển, khụt khịt hít mạnh.
  • Bé có những thay đổi về hành vi và tâm lý như tâm trạng bất ổn, dễ cáu gắt, dễ kích động, hay buồn ngủ vào ban ngày.

Phân biệt ngủ ngáy sinh lý và ngủ ngáy bệnh lý

Ngủ ngáy sinh lý là tình trạng ngủ ngáy bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên ngủ ngay bệnh lý cần được tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều trị. Ba mẹ cần lưu ý phân biệt hai loại ngủ ngáy này ở trẻ.

Ngủ ngáy sinh lý

  • Thường do ảnh hưởng từ gỉ mũi.
  • Khi khoang mũi rộng lên, hiện tượng ngáy sẽ biến mất. Càng lớn bé sẽ càng ít ngủ ngáy và âm thanh ngáy cũng nhỏ dần.
  • Tiếng ngáy chỉ xuất hiện thỉnh thoảng, thường khi bé ngủ ở tư thế nằm ngửa hoặc trong môi trường ồn ào.
  • Bé ngủ ngon giấc, tỉnh táo và tràn đầy năng lượng khi thức dậy.

Ngủ ngáy bệnh

  • Bé ngáy to, ngáy khi ngủ với tuần suất trên 3 ngày một tuần.
  • Có thể xuất hiện tình trạng ngưng thở khi ngủ.
  • Thường xảy ra ở bé 3 – 10 tuổi.
  • Bé thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống vào ban ngày. Bé có thể gặp khó khăn trong việc tập trung học tập hoặc chơi đùa. Bé có thể cáu kỉnh hoặc bực bội hơn bình thường.

Ảnh hưởng của ngủ ngáy bệnh lý

Ngủ ngáy bệnh lý, khi ngủ, các cơ ở cổ họng và lưỡi của bé sẽ thư giãn quá mức, khiến đường thở bị hẹp hoặc tắc nghẽn hoàn toàn, dẫn đến ngưng thở trong thời gian ngắn. Ngưng thở có thể xảy ra nhiều lần trong đêm, mỗi lần kéo dài từ vài giây đến vài phút.

Ngủ ngáy bệnh lý không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, áp lực lên tim tăng cao, dẫn đến tăng huyết áp, đột quỵ, suy tim,…
  • Gây ra các vấn đề về hô hấp, giảm nồng đồ oxy trong máu. Ngưng thở khi ngủ khiến lượng oxy trong máu giảm, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung.
  • Bé có thể thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm, dẫn đến mất ngủ, mệt mỏi, thiếu sức sống vào ban ngày. Ủ rũ, kém tập trung, giảm khả năng học tập.
  • Chậm phát triển thể chất do cơ thể giảm sản xuất hormine tăng trưởng.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ở phổi.

tre-em-ngu-ngay-2

Giải pháp khắc phục tình trạng trẻ em ngủ ngáy 

Thay đổi tư thế ngủ: Cho bé ngủ nghiêng thay vì nằm ngửa. Sử dụng gối kê cao để giữ cho đầu bé ở vị trí nghiêng, tránh cho bé ngủ sấp.

Giảm cân cho bé: Nếu bé thừa cân hoặc béo phì, hãy giúp bé giảm cân bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thường xuyên.

Giữ cho đường thở của bé thông thoáng: Ba mẹ hãy vệ sinh mũi cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bé, đặc biệt là vào mùa đông khi không khí khô hanh. Tránh cho bé tiếp xúc với các chất gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật.

Điều trị các bệnh lý liên quan: Nếu bé có các bệnh lý như viêm VA, viêm amidan, dị ứng, cần điều trị dứt điểm để cải thiện tình trạng ngủ ngáy.

tre-em-ngu-ngay-3

Tham khảo thêm: 5 sự thật về giấc ngủ trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần biết

Kết luận

Trên đây là những thông tin ba mẹ cần biết về tình trạng trẻ em ngủ ngáy. Bé ngủ ngáy liên quan đến bệnh lý, ba mẹ hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có những biện pháp điều trị phù hợp. Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nhận thức và thể chất của bé. Vì thế ba mẹ hãy chăm sóc giấc ngủ của bé thật cẩn thận nhé!

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)