Trẻ mấy tháng biết lật? Làm thế nào để đảm bảo an toàn cho bé

tre-may-thang-biet-lat

Khi nào thì con yêu sẽ biết lật? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà bao nhiêu bậc cha mẹ đều trăn trở. Mốc phát triển này không chỉ là niềm vui mà còn là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của bé. Vậy, trẻ mấy tháng biết lật và làm thế nào để đảm bảo an toàn cho bé trong quá trình này? Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ mấy tháng biết lật?

Thông thường, trẻ sẽ biết lật khi khoảng 3 – 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, đây chỉ là con số ước tính và tốc độ phát triển của mỗi bé là khác nhau. Có bé biết lật sớm hơn, có bé lại muộn hơn một chút. Ba mẹ cần xác định thời điểm bé biết lật dựa trên các dấu hiệu đến từ bé thì sẽ chính xác. Vậy dấu hiệu cho thấy bé biết lật là gì? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

tre-may-thang-biet-lat-1

Dấu hiệu nhận biết trẻ sắp biết lật

Việc bé chuẩn bị biết lật là một cột mốc phát triển rất đáng yêu và quan trọng của bé. Để nhận biết bé sắp đạt được cột mốc này, ba mẹ có thể quan sát những dấu hiệu sau:

  • Bé có thể nâng đầu và vai cao hơn, sử dụng tay để chống đỡ khi nằm sấp.
  • Bé đạp chân mạnh mẽ khi nằm sấp, thường xuyên xoay đầu để quan sát xung quanh.
  • Khi nằm ngửa, bé thường xuyên đung đưa chân hoặc hướng chân lên phía trước.
  • Thay vì nằm ngửa nhiều như trước, ở giai đoạn này bé thích nằm nghiêng hơn.
  • Bé cố gắng với tới các đồ vật xung quanh và có thể xoay người để nhìn theo đồ vật.
  • Bé thường xuyên cử động tay chân một cách mạnh mẽ, có thể là dấu hiệu của việc tập luyện để lật.

Trẻ biết lật sớm có tốt không?

Mỗi bé có một tốc độ phát triển khác nhau, và việc biết lật sớm hay muộn một chút so với các bạn cùng trang lứa đều không nhất thiết ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Vì thế, việc này không hề đáng lo ngại ba mẹ nhé. Thậm chí, bé biết lật sớm còn mang lại một số lợi ích như sau:

  • Khi biết lật sớm bé có thể chủ động khám phá môi trường xung quanh, tăng cường sự tò mò và ham học hỏi. Bé quan sát thế giới quanh mình với nhiều góc độ khác nhau. Từ đó, bé sẽ tương tác nhiều hơn với thế giới xung quanh và phát triển nhận thức sớm hơn so với những bé chưa biết lật.
  • Việc lật giúp bé rèn luyện các nhóm cơ, đặc biệt là cơ cổ, vai, lưng, tạo nền tảng cho các kỹ năng vận động khác như bò, ngồi, đứng.
  • Khi đạt được một cột mốc mới, bé sẽ cảm thấy tự hào và tự tin hơn vào bản thân.

tre-may-thang-biet-lat-2

Nguyên nhân trẻ chậm biết lật

Việc trẻ chậm biết lật có thể khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, trước khi quá lo lắng, ba mẹ nên hiểu rõ hơn về những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này.

  • Do cân nặng vượt chuẩn: Một số bé có cân nặng vượt mức tiêu chuẩn sẽ thường thực hiện các động tác chậm hơn, vì thế cũng thường biết lật chậm hơn những bé khác.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý như bệnh tim bẩm sinh, bệnh thần kinh, hoặc các vấn đề về xương khớp có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của bé.
  • Thiếu hụt canxi: Canxi rất quan trọng cho sự phát triển xương và cơ bắp. Nếu không được bổ sung canxi theo đúng tiêu chuẩn, hệ thống xương của bé sẽ rất khó để phát triển. Đây chính là lý do khiến bé bết lật chậm hơn bình thường.
  • Trở ngại tâm lý: Nếu trước đó bé tập lật bị ngã, bé sẽ có cảm giác lo sợ và không muốn tập lật trở lại. Lúc này, ba mẹ không nên nóng vội mà hãy động viên và hỗ trợ bé.
  • Môi trường: Nếu bé ít được tạo điều kiện để vận động, bé sẽ chậm phát triển các kỹ năng vận động hơn.
  • Sự phát triển của riêng bé: Một số bé có thể bỏ qua giai đoạn lật và bước sang những cột mốc phát triển tiếp theo. Vì thế, ba mẹ cũng không nên áp lực về điều này. Điều quan trọng là bé yêu vẫn khỏe mạnh và tiếp tục phát triển những kỹ năng quan trọng khác.

Cách giúp bé tập lật hiệu quả

Việc giúp bé tập lật không chỉ giúp bé phát triển các kỹ năng vận động mà còn mang lại nhiều niềm vui cho cả bé và ba mẹ. Dưới đây là một số cách giúp bé tập lật hiệu quả và an toàn:

  • Thường xuyên chơi cùng bé: Ba mẹ có thể thường xuyên ở gần bé trong một khoảng cách đủ kích thích để bé vươn người về phia ba mẹ. Hoặc cũng có thể để đồ chơi gần bé để kích thích bé vươn người lấy.
  • Cho bé nằm sấp nhiều hơn: Khi nằm sấp lâu, bé sẽ có cảm giác khó chịu ở vùng bụng. Bé sẽ rướn người thường xuyên và cố gắng để lật người ra phía sau. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý rằng, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện nên bé có thể bị nôn trớ nếu nằm sấp quá lâu.
  • Hỗ trợ bé tập lật: Ba mẹ nên cho bé tập lật khoảng 20 phút mỗi ngày. Nếu tập lật quá lâu bé có thể bị mệt, dễ bỏ ăn, bỏ bú.
  • Các bài tập đơn giản cho bé: Xoay người (Đặt bé nằm nghiêng, dùng đồ chơi thu hút bé xoay người sang bên kia). Lăn bóng (Lăn một quả bóng mềm nhẹ nhàng qua người bé để kích thích bé đuổi theo). Đặt tay lên chân (Đặt tay của bạn lên chân bé và nhẹ nhàng nâng lên, điều này sẽ giúp bé cảm nhận được chuyển động và muốn bắt chước).
  • Massage: Massage nhẹ nhàng cho bé giúp các cơ bắp của bé thư giãn và linh hoạt hơn.

Làm thế nào để đảm bảo an toàn cho bé?

Việc đảm bảo an toàn cho bé khi tập lật là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý để ba mẹ có thể yên tâm hơn khi bé làm quen với kỹ năng mới này:

Chọn không gian an toàn: Đặt bé lên thảm trải sàn mềm, giường có ga mềm hoặc nệm chuyên dụng cho bé. Tránh các bề mặt cứng hoặc trơn trượt. Đảm bảo xung quanh bé không có đồ vật sắc nhọn, đồ chơi nhỏ, dây điện hoặc bất kỳ vật gì có thể gây nguy hiểm cho bé. Không để bé tập lật trên giường cao, ghế sofa hoặc những nơi bé có thể bị ngã.

Quan sát liên tục: Ba mẹ không bao giờ để bé một mình khi tập lật. Bên cạnh đó cần chú ý đến các dấu hiệu như khó thở, tím tái, hoặc khóc quá mức. Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy dừng ngay việc tập luyện và đưa bé đến gặp bác sĩ.

Chọn thời điểm thích hợp: Tránh cho bé tập lật khi bé đang buồn ngủ, đói hoặc mệt mỏi. Mỗi lần tập lật không nên quá lâu, khoảng 15 – 20 phút là đủ.

Quần áo thoải mái: Chọn quần áo rộng rãi, thoải mái để bé dễ dàng vận động. Không quấn tã quá chặt bởi quấn tã quá chặt có thể hạn chế sự di chuyển của bé.

tre-may-thang-biet-lat-3

Tham khảo thêm: Bé tập đi chân vòng kiềng do đâu? Ba mẹ cần làm thế nào?

Kết luận

Qua những thông tin trên, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về giai đoạn bé biết lật. Việc đảm bảo an toàn cho bé trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng. Hãy cùng đồng hành và tạo điều kiện tốt nhất để bé khám phá thế giới xung quanh một cách an toàn và hứng khởi.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)