Trẻ ngủ hay giật mình là thiếu chất gì? Cách để cải thiện giấc ngủ của trẻ

tre-ngu-hay-giat-minh

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên giật mình khi ngủ khiến các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng. Nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu của việc trẻ thiếu chất. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? Trẻ ngủ hay giật mình là thiếu chất gì? Làm thế nào để giúp bé ngủ ngon? Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ hay giật mình khi ngủ và cách cải thiện giấc ngủ cho bé nhé!

Nguyên nhân khiến bé ngủ bị giật mình

Một số nguyên nhân chính khiến bé giật mình khi ngủ bao gồm:

  • Phản xạ Moro: Đây là phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh, giúp bé thích nghi với môi trường bên ngoài. Khi nghe tiếng động lớn, cảm thấy bất an hoặc thay đổi tư thế đột ngột, bé sẽ giật mình để bảo vệ bản thân.
  • Giấc ngủ REM: Trẻ sơ sinh dành nhiều thời gian ở giai đoạn giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement – chuyển động mắt nhanh), đây là giai đoạn giấc ngủ sâu và thường đi kèm với những chuyển động mắt nhanh và giật mình.
  • Môi trường xung quanh: Tiếng ồn, ánh sáng quá mạnh, nhiệt độ phòng không phù hợp, tã lót ướt, quần áo chật… đều có thể khiến bé khó chịu và giật mình khi ngủ.
  • Do bệnh lý: Một số bệnh lý như trào ngược dạ dày, viêm họng, viêm tai giữa, suy nhược cơ thể, cảm cúm,… đều có thể khiến ảm thấy khó chịu và giật mình khi ngủ.

Trẻ ngủ hay giật mình là thiếu chất gì?

Một trong những nguyên nhân khiến bé hay giật mình khi ngủ là do cơ thể bé thiếu chất. Vậy cụ thể là những chất gì? Ba mẹ hãy theo dõi nhé!

Thiếu canxi

Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và ổn định thần kinh cho bé. Thiếu canxi có thể gây ra các cơn co giật nhẹ cùng các vấn đề như mỏi cơ, trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, quấy khóc giữa đêm và giật mình khi ngủ.

Ba mẹ có thể khắc phục bằng cách thêm các thực phẩm giàu canxi vào thực đơn ăn dặm của bé như rau xanh, đậu nành, phô mai, sữa chua,…

tre-ngu-hay-giat-minh-1

Thiếu kẽm

Kẽm tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, bao gồm cả quá trình phát triển não bộ và sự phục hồi của tế bào. Ngoài ra, kẽm còn có khả năng điều hòa giấc ngủ ở trẻ và giúp các bé ngủ sâu hơn. Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây ra các rối loạn hành vi.

Đối với bé dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn cung cấp kẽm tốt hơn. Với bé từ 6 tháng tuổi trở lên, nên bổ sung thêm vitamin C từ trái cây để tăng hấp thu kẽm. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý rằng, bé dưới 4 tuổi lượng kẽm không nên vượt quá 150mg/ ngày.

Thiếu magie

Magie là khoáng chất quan trọng, giữ vai trò đặc biệt trong việc duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể cũng như sự phát triển và hoàn thiện chức năng của não. Nó còn có tác động tích cực đến giấc ngủ của trẻ, tham gia vào quá trình sản xuất melatonin – hormone giúp thư giãn tinh thần và điều hòa nhịp sinh học cơ thể. Nó còn tăng cường chất dẫn truyền thần kinh hóa học trong não để giúp làm dịu hệ thần kinh. Do đó, thiếu magie có thể khiến bé khó ngủ, dễ bị kích thích và giật mình.

Ba mẹ có thể tăng cường bổ sung magie cho bé thông qua khẩu phần ăn hàng ngày, bao gồm gạo lứt, các loại ngũ cốc, sữa và chế phẩm từ sữa,…

tre-ngu-hay-giat-minh-2

Thiếu sắt

Thiếu sắt có thể gây ra thiếu máu, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho não, khiến bé mệt mỏi, khó tập trung và khó ngủ. Khi thiếu sắt, não bộ của bé sẽ hoạt động không ổn định và gây ra nỗi lo lắng, sợ hãi, mất ngủ.

Để khắc phục tình trạng này, ba mẹ nên cho bé tăng cường ăn thịt bò, thịt gà, trứng gà, súp lơ, đậu nành,…

Làm thế nào để cải thiện giấc ngủ của bé?

Dựa vào đáp án câu hỏi bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì, bên cạnh việc bổ sung các chất cần thiết cho bé, ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau để cải thiện giấc ngủ của bé:

  • Tạo chế độ ăn uống đa dạng và cân đối cho bé: Ngoài việc bổ sung thực phẩm giàu canxi, magie, kẽm, chất béo và các dưỡng chất quan trọng khác, ba mẹ có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để đảm bảo bé hấp thu đủ dưỡng cần cần thiết. Cần đa dạng thực phẩm, tránh tình trạng bé cảm thấy chán chường với thức ăn.
  • Tạo điều kiện ngủ tốt cho bé: Chuẩn bị một phòng ngủ yên tĩnh với nhiệt độ 26 – 28 độ C và đủ tối. Sử dụng gối ôm hoặc để một chiếc áo sạch của bé cạnh bé để bé cảm thấy an toàn và gần mẹ hơn khi ngủ. Điều này có thể giúp bé ngủ sâu hơn và giảm tình trạng giật mình.
  • Lập thói quen ngủ cho bé: Duy trì các hoạt động trước khi cho bé ngủ theo thói quen như tắm nước ấm để thư giãn trước khi ngủ, bật đèn ngủ để kích thích cơ thể bé sản xuất hormone ngủ melatonin, nghe nhạc, đọc sách cho bé nghe,…
  • Tránh để bé ngủ trên tay: Khi bé buồn ngủ, ba mẹ hãy đặt bé xuống giường và vỗ về nhẹ nhàng. Tránh để bé ngủ trên tay và không nên chờ bé ngủ trên tay rồi mới đặt bé xuống gường, do thói quen này có thể khiến bé dễ giật mình.

tre-ngu-hay-giat-minh-3

Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không? Dấu hiệu cho thấy bé đang đói

Kết luận

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh. Mặc dù thiếu chất có thể là một trong những nguyên nhân khiến bé giật mình khi ngủ, nhưng còn nhiều yếu tố khác cần được xem xét. Việc tạo ra một môi trường ngủ lý tưởng, thiết lập thói quen ngủ khoa học và chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé sẽ giúp cải thiện giấc ngủ đáng kể. Nếu tình trạng giật mình kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường khác, ba mẹ hãy đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)