Trong giai đoạn phát triển của bé ở cột mốc 8 tháng tuổi, bé đã biết thêm nhiều kỹ năng mới, hiếu động và tinh nghịch hơn, muốn khám phá thế giới xung quanh mình. Bé sẽ hoạt động liên tục và không chịu ngồi yên lâu trong một thời gian dài. Để có thêm những thông tin hữu ích về trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi, bố mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Sự phát triển của trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi
Kỹ năng vận động
Trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi có thể phối hợp các ngón tay để cầm đồ vật và nhặt những vật nhỏ từ dưới đất lên. Khi lấy đồ chơi bé sẽ cố gắng tập trung toàn bộ tinh thần, nhưng bé vẫn chưa có ý thức nên thường ném hoặc thả rơi đồ vật.
Bé có thể tự ngồi dậy, đầu đôi lúc vẫn gập về phía trước nhưng đã biết dùng tay để chống đỡ người. Lúc này, bé đã biết bò nên khi nằm bé sẽ vận động liên tục, biết cầm chân hoặc bất kỳ vật gì để cho vào miệng. Giai đoạn này, bé sẽ tập bì và tự vật lộn, leo trèo khắp nơi rồi trườn khắp sàn nhà. Bé biết cách phối hợp tứ chi để di chuyển đến nơi mình muốn, nhưng bé chỉ có thể di chuyển được từng đoạn ngắn.
Khi nằm ngửa, bé đã biết cong lưng lên để có thể nhìn mọi thứ xung quanh. Một số bé có thể vịn vào vật cứng để đứng lên, nhưng khi đứng lên bé vẫn cần sự giúp đỡ của người lớn để ngồi xuống.
Tham khảo thêm: Những thay đổi thú vị của trẻ sơ sinh tháng thứ 2
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 8 tháng
Nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi là vào 2 – 3 cữ/ ngày, mỗi giấc ngủ của bé sẽ kéo dài khoảng 1 – 3 tiếng. Vào ban đêm, thời gian ngủ của bé sẽ kéo dài hơn, khoảng 7 – 9 tiếng đồng hồ. Giai đoạn này, bé thường bắt đầu thức giấc giữa đêm, tự nhiên khóc và tự ngủ trở lại hoặc cũng có thể khóc rất lâu. Mỗi khi buồn ngủ, bé sẽ cáu kỉnh và quấy khóc.
Cân nặng và chiều cao của bé
Cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh 8 tháng đối với bé trai khoảng 8,6 kg, dài khoảng 70,5 cm; còn bé gái khoảng 7,7 kg, dài khoảng 68,58 cm.
Khả năng ngôn ngữ
Vào thời kỳ được 8 tháng tuổi, bé bắt đầu ê a tự nói chuyện, có thể đã biết nói từ “baba” và “mama”. Nếu như bé chỉ bập bẹ nói những âm thanh khác thì cũng hoàn toàn bình thường. Dần dần, bé sẽ nói được nhiều từ hơn, biết cách kết nối từ và hiểu được ý nghĩa của các từ. Bố mẹ có thể trò chuyện cùng con để nâng cao khả năng ngôn ngữ cho con.
Cảm xúc của trẻ sơ sinh 8 tháng
Trẻ sơ sinh 8 tháng biết rõ được người thân thuộc xung quanh và tỏ ra phấn khích khi được gặp. 😮 lắng là cảm xúc rất thường gặp ở lứa tuổi này. Bé sẽ khóc và lo lắng khi phải xa bố mẹ. Lúc này, bé cũng có thể bắt chước những hành vi của người lớn. Bé có thể nghe hiểu được phần nào tình cảm của người lớn và dần phân biệt được tâm trạng của người lớn. Điều này được thể hiện qua một số biểu cảm của bé như: khi được khen, bé sẽ cười vui vẻ; khi bị mắng, bé sẽ xị mặt xuống; khi thấy ba mẹ vui thì bé sẽ cười,…
Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh chậm tăng cân: nguyên nhân và cách xử lý ba mẹ nên biết
Tính hiếu kỳ của trẻ sơ sinh 8 tháng
Khi được 8 tháng tuổi là lúc bé trở nên hiếu động, ham học hỏi và rất thích làm người lớn. Bé phát hiện ra những điều kỳ thú bên ngoài và rất tò mò về thế giới xung quanh, liên tục di chuyển để khám phá và tìm hiểu mọi thứ, đặc biệt là về chức năng của các món đồ bé tiếp xúc.
2. Khuyến khích trẻ sơ sinh 8 tháng phát triển
Ba mẹ nên kích thích trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi phát triển bằng cách cho bé nghe nhạc, đọc sách, trò chuyện cùng bé, dẫn đi đi dạo, vui đùa cùng bé. Khi nói chuyện với bé, hãy kết hợp diễn tả bằng nét mặt, lời nói. Thường xuyên mỉm cười và truyền năng lượng tích cực cho bé. Tính cách của bố mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến bé.
Ngoài ra, bố mẹ có thể áp dụng một số cách sau:
- Khuyến khích bé tự lập trong việc ăn uống để giúp bé phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt. Trong giai đoạn 8 tháng ăn dặm, mẹ cần luyện cho bé thói quen tự cầm thìa ăn.
- Lựa chọn đồ chơi phù hợp để kích thích sự khám phá, tò mò, kích thích giác quan bé phát triển. Những món đồ chơi cũng là cách để dạy bé phát triển trí tuệ, màu sắc và âm thanh là những yếu tố thu hút bé. Mẹ có thể chọn những món đồ chơi phát ra nhạc và có nút bấm để bé tự bấm nút và nghe tiếng động mà bé thích.
- Ba mẹ hãy tạo điều kiện cho bé được làm những điều mình thích để kích thích trí não phát triển.
- Hỗ trợ bé đứng và hướng dẫn bé cách dùng bàn chân để làm điểm tựa nâng cơ thể đứng lên.
- Kiên nhẫn những khi con khóc, tỏ ra quan tâm và chia sẻ khi bé khó chịu. Không nên cáu gắt với bé.
- Vỗ tay khen ngợi khi bé làm được gì đó. Nếu bé làm sai, ba mẹ hãy kiên nhẫn giải thích cho bé hiểu để tạo thói quen tốt đẹp cho bé từ khi còn nhỏ.
Bài viết trên đã giới thiệu đến các mẹ sự phát triển của trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi. Giai đoạn này bé đã biết rất nhiều thứ, ngày càng hiếu động và tinh nghịch, thích khám phá mọi thứ xung quanh. Ba mẹ cần biết được những thay đổi của con ở thời kỳ này để có những phương án chăm sóc bé hiệu quả.
Hãy thường xuyên ghé qua Kamidi Việt Nam để biết thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam