Trẻ sơ sinh bị khô da nên làm gì? Lời khuyên từ bác sĩ

tre-so-sinh-bi-kho-da

Da em bé mềm mại như nhung luôn là niềm hạnh phúc của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, không ít gia đình lại gặp phải tình trạng da bé bị khô, bong tróc. Điều này không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn khiến bố mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân tình trạng này là gì? Trẻ sơ sinh bị khô da ba mẹ nên làm thế nào? Hãy cùng lắng tìm hiểu qua bài viết sau để chăm sóc làn da non nớt của bé một cách tốt nhất.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khô da

Do thời tiết

Thời tiết là một yếu tố ngoại cảnh tác động rất lớn đến làn da của trẻ sơ sinh. Đặc biệt, vào mùa đông, không khí khô hanh khiến da bé dễ mất nước, trở nên khô ráp và bong tróc. Khi nhiệt độ quá thấp, các mạch máu dưới da co lại, hạn chế việc cung cấp độ ẩm cho da. Ngoài ra, việc sử dụng các thiết bị sưởi ấm trong nhà cũng làm giảm độ ẩm trong không khí, khiến tình trạng khô da ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

tre-so-sinh-bi-kho-da-1

Trẻ sơ sinh bị khô da do mất nước

Mất nước là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng da khô ở trẻ sơ sinh. Khi cơ thể bé mất quá nhiều nước, da sẽ trở nên khô ráp, bong tróc và dễ bị kích ứng. Đặc biệt là trong điều kiện môi trường xung quanh quá nóng, quá khô,…

Do ba mẹ tắm lâu và nhiều cho bé

Tắm quá lâu và quá thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân khiến da trẻ sơ sinh bị khô. Lớp dầu tự nhiên trên da bé có chức năng bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại và giữ ẩm cho da. Khi tắm, lớp dầu này bị rửa trôi quá nhiều, khiến da bé trở nên khô và dễ bị tổn thương. Ngoài ra, việc sử dụng sữa tắm không phù hợp hoặc nước quá nóng cũng có thể làm tình trạng khô da ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Hiện tượng lột da ở trẻ sơ sinh

Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong vài tuần đầu sau sinh. Lớp da cũ của bé bong tróc để nhường chỗ cho lớp da mới. Tuy nhiên, nếu hiện tượng lột da diễn ra quá nhiều, kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác như da đỏ, ngứa, bé quấy khóc thì có thể là dấu hiệu của tình trạng da khô nghiêm trọng hơn.

Do da bé nhạy cảm

Làn da của trẻ sơ sinh mỏng manh và nhạy cảm hơn rất nhiều so với người lớn. Lớp hàng rào bảo vệ da của bé chưa hoàn thiện, dễ bị tổn thương bởi các tác động từ môi trường như thời tiết, các chất tẩy rửa, mồ hôi,…

tre-so-sinh-bi-kho-da-2

Do bệnh lý

Một số bệnh lý cũng có thể gây ra tình trạng da khô ở trẻ sơ sinh, như:

  • Chàm sữa: Đây là một bệnh da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh, biểu hiện bằng các mảng da đỏ, khô, bong tróc, thường xuất hiện ở má, trán, da đầu và các nếp gấp.
  • Vảy nến: Mặc dù ít gặp ở trẻ sơ sinh nhưng vảy nến cũng có thể gây ra tình trạng da khô, bong tróc.
  • Các bệnh lý da khác: Một số bệnh lý da khác như viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng cũng có thể gây ra tình trạng da khô ở trẻ.

Các vùng da dễ bị khô ở trẻ sơ sinh

Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị khô, đặc biệt là ở một số vùng nhất định. Một số vùng da thường bị khô nhất của các bé là mặt, lưng, bàn chân. Đây là những vùng da dễ bị nứt nẻ, bong tróc mà ba mẹ rất dễ nhận thấy bằng mắt thường.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da tại nhà

Dùng kem dưỡng ẩm

Đây là cách hiệu quả nhất để cấp ẩm cho làn da khô của bé. Khi chọn kem dưỡng ẩm, mẹ nên ưu tiên các sản phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh, có thành phần dịu nhẹ, không chứa hương liệu, chất bảo quản. Nên thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm và trước khi mặc quần áo cho bé để khóa ẩm.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại kem dưỡng ẩm nào, mẹ nên thử một lượng nhỏ lên một vùng da nhỏ của bé để kiểm tra xem bé có bị dị ứng không.

tre-so-sinh-bi-kho-da-3

Tắm cho bé đúng cách

Tắm là một phần quan trọng trong việc chăm sóc da cho bé, nhưng tắm quá nhiều hoặc quá lâu có thể làm da bé bị khô. Mỗi lần tắm cho bé, ba mẹ chỉ nên tắm trong khoảng 5 – 10 phút. Tắm bằng nước ấm thay vì nước quá nóng. Nhiệt độ lý tưởng của nước là bằng thân nhiệt của bé hoặc thấp hơn hoặc cao hơn 1 độ. Sau khi tắm, lau khô người cho bé bằng khăn mềm, thấm nhẹ nhàng và có thể thoa ngay kem dưỡng ẩm.

Chọn quần áo cho bé

Đối với quần áo của bé, ba mẹ nên ưu tiện cho bé mặc đồ cotton tự nhiên, thoáng mát, thoải mái. Chất vải tự nhiên sẽ giúp da dễ dàng hô hấp hơn, ngăn đổ mồ hôi lạnh, hạn chế làm trẻ sơ sinh bị khô da. Hãy cho bé mặc nhiều lớp áo mòng thay vì quần áo dày, bí bách. Nếu thời tiết nóng ấm, ba mẹ cần cởi bớt quần áo để bé thoái mái, không đổ mồ hôi gây bí da.

Đảm bảo vệ sinh môi trường sống sạch sẽ

Môi trường sống xung quanh bé có ảnh hưởng rất lớn đến làn da nhạy cảm của bé. Việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp giảm thiểu các tác nhân gây kích ứng da. Ba mẹ nên lau chùi các bề mặt tiếp xúc với bé như giường, nệm, đồ chơi bằng khăn ẩm thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Khi làm sạch đồ dùng của bé không nên sử dụng hoá chất tẩy rửa mạnh. Đặc biệt, hạn chế để bé tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất.

tre-so-sinh-bi-kho-da-4

Không dùng các sản phẩm gây kích ứng

Khi dùng bất kỳ sản phẩm nào cho bé kể cả tự nhiên hay nhân tạo thì ba mẹ cũng cần theo dõi các phản ứng sau đó. Nếu bé bị khô da, nổi mẩn đỏ hoặc xuất hiện bọng nước thì đó là biểu hiện của dị ứng. Ba mẹ cần ngưng sử dụng và cho bé đi khám.

Dùng nguyên liệu thiên nhiên

Nguyên liệu thiên nhiên như dầu dừa, dầu oliu, mật ong có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da rất tốt. Chúng hoàn toàn lành tính và không chứa paraben, không chất tạo mùi, không gây kích ứng nên sẽ phù hợp với làn da trẻ nhỏ. Ba mẹ có thể dùng mật ong thoa lên da bé, massage bằng dầu dừa hoặc dầu oliu cho bé.

Tham khảo thêm: Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh bị hăm tã

Kết luận

Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và cần được chăm sóc đặc biệt. Việc chăm sóc da đúng cách không chỉ giúp bé có làn da khỏe mạnh, mịn màng mà còn giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Nếu tình trạng khô da của bé không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, ba mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

Hotline chăm sóc khách hàng và bảo hành sản phẩm 24/7: 0384.947.974

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *