Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước có sao không?

tre-so-sinh-bi-noi-mun-nuoc

Làn da của trẻ sơ sinh vốn rất nhạy cảm, bất kỳ thay đổi nhỏ nào cũng khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Một trong những vấn đề thường gặp đó là tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước. Vậy, mụn nước ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Và làm thế nào để chăm sóc bé đúng cách? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết này.

Biểu hiện mụn nước ở trẻ sơ sinh

Mụn nước ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện dưới dạng những nốt mụn nhỏ, chứa chất lỏng trong suốt hoặc hơi đục. Các nốt mụn này có thể mọc riêng lẻ hoặc thành từng cụm, gây ngứa hoặc không gây ngứa cho bé. Các vị trí thường xuất hiện mụn nước gồm má, trán, mũi, cầm, cổ, tay, chân.

Các biểu hiện khác đi kèm:

  • Vùng da xung quanh mụn nước có thể bị đỏ và sưng.
  • Một số trường hợp, mụn nước có thể chuyển thành mụn mủ.
  • Khi mụn nước vỡ, có thể để lại các vảy nhỏ.
  • Bé có thể cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu, đặc biệt khi đổ mồ hôi hoặc mặc quần áo chật.

tre-so-sinh-bi-noi-mun-nuoc-1

Mụn nước ở trẻ sơ sinh là dầu hiệu của bệnh gì?

Rôm sảy

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, thường xảy ra khi thời tiết nóng ẩm, tuyến mồ hôi của bé hoạt động quá mức. Khi thời tiết nắng nóng, do nhiệt độ cơ thể của trẻ em thường cao hơn người lớn nên các bé có nguy cơ cao bị rôm sảy hơn. Biểu hiện là các nốt mụn nước li ti, mẩn đỏ, thường xuất hiện ở các vùng da gấp như cổ, nách, bẹn hay lưng, ngực, bắp chân, bắp tay.

Chốc lở

Trẻ sơ sinh bị mụn nước cũng có thể là biểu hiện của bệnh chốc lở. Đây là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn Streptococcus nhóm A và Staphylococcus aureus gây ra, thường xuất hiện các mụn nước vỡ ra, chảy dịch vàng, gây loét da. Đây là loại bệnh khá nguy hiểm, ba mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chàm sữa

Tình trạng này thường gặp nhất ở những bé dưới 6 tháng tuổi với biểu hiện rõ nhất là những nốt mụn ở hai bên má. Bệnh chàm sữa gây ra các mảng đỏ, vảy, có thể kèm theo mụn nước, thường xuất hiện ở má, trán, da đầu.

Tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh lý truyền nhiễm do virus Entrero gây ra. Trong thờ gian đầu, bệnh này gây ra các mụn nước trong miệng, lòng bàn tay, bàn chân, kèm theo sốt, đau họng. Trường hợp này, ba mẹ nên đưa bé tới các trung tâm y tế để được thăm khám và điề trị phù hợp.

tre-so-sinh-bi-noi-mun-nuoc-2

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia y khoa, mức độ nguy hiểm của tình trạng mụn nước ở trẻ còn phụ thuộc vào cơ địa của bé, tình trạng và nguyên nhân gây mụn nước. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp bé bị nổi mụn nước thường do các nguyên nhân khác ngoài vi khuẩn nên sẽ tự khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần.

Tuy nhiên cũng có trường hợp bé bị mọc mụn nước do vi khuẩn. Lúc này, ba mẹ cần đặc biệt chú ý quan sát các biểu hiện của bé để kịp thời đưa bé tới bệnh viện.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước

Vậy khi bé bị nổi mụn nước, ba mẹ cần chăm sóc, điều trị như thế nào? Theo các chuyên gia da liễu, ba mẹ cần lưu ý một số điều sau khi chăm sóc bé:

  • Tắm cho bé hàng ngày bằng nước ấm và sữa tắm dịu nhẹ, không chứa xà phòng. Lau khô người cho bé bằng khăn mềm, thấm hút tốt. Thay tã thường xuyên, giữ cho vùng da quanh tã luôn khô ráo.
  • Cho bé mặc quần áo bằng chất liệu cotton mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt. Tránh mặc quần áo quá chật hoặc bó sát.
  • Cắt móng tay cho bé thường xuyên để tránh bé gãi làm trầy xước da. Có thể dùng bao tay cho bé khi ngủ để tránh bé vô tình gãi.
  • Đối với trẻ trên 6 tháng, ba mẹ có thể cho bé ăn thêm các loại trái cây và thức ăn có tính mát.
  • Không cho bé tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông chó, lông mèo,…

tre-so-sinh-bi-noi-mun-nuoc-3

Khi nào nên đưa bé đi khám bác sĩ?

Mặc dù mụn nước ở trẻ sơ sinh thường lành tính và tự khỏi, nhưng có những trường hợp cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • Mụn nước lan rộng và ngày càng nhiều: Điều này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc một bệnh lý da khác nghiêm trọng hơn.
  • Mụn nước có mủ, vỡ ra và chảy dịch: Đây là dấu hiệu điển hình của nhiễm trùng.
  • Bé sốt, quấy khóc, bỏ bú: Sốt có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng toàn thân.
  • Vùng da xung quanh mụn bị sưng đỏ, nóng: Đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng.
  • Mụn nước gây ngứa dữ dội khiến bé khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.
  • Xuất hiện các triệu chứng khác như nổi hạch, tiêu chảy, hoặc các dấu hiệu bất thường khác.

Tham khảo thêm: Các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý

Kết luận

Như vậy, mụn nước ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá phổ biến và thường tự khỏi. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng của bé. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn kịp thời. Với sự chăm sóc đúng cách, làn da của bé sẽ nhanh chóng phục hồi.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)