Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là vấn dề được nhiều ba mẹ quan tâm hiện nay. Tình trạng này khiến nhiều ba mẹ lo lắng không biết nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào. Thế nhưng, ít ai biết rằng nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân thường rất đơn giản. Vậy vì sao trẻ sơ sinh chậm tăng cân? Tình trạng này có nguy hiểm không? Các bậc phụ huynh cần làm gì để giúp bé tăng cân nhanh chóng? Nếu bạn đang có thắc mắc xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh chậm tăng cân thì hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
1. Tìm hiểu vấn đề trẻ sơ sinh chậm tăng cân
Để xác định được trẻ sơ sinh chậm tăng cân hay không thì trước hết bố mẹ cần hiểu rõ trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào. Hầu hết trẻ sơ sinh đều có hiện tượng sụt cân trong tuần đầu tiên khi chào đời. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Khi bước sang tuần 2 – 3, cân nặng của bé sẽ lại tăng đều và có sự phát triển vượt bậc so với lúc mới sinh.
Cách duy nhất để biết nếu em bé tăng cân hay không là thông qua việc kiểm tra cân nặng ở các buổi khám sức khoẻ định kỳ. Bố mẹ cũng nên theo dõi phân, nước tiểu, thói quen bú của con và ghi chú lại. Ngoài ra, một số biểu hiện bé chậcm hoặc không tăng cân cũng có thể bao gồm việc bé tỏ ra mệt mỏi, uể oải…
Tiêu chuẩn tăng cân ở trẻ sơ sinh được đánh giá thông quá các tiêu chí sau:
- Cân nặng của trẻ sơ sinh thường giảm từ 5 -10% trong tuần đầu tiên và nhanh chóng tăng đều trở lại trong những tuần sau đó. Nguyên do là bé bị mất nước và dịch của cơ thể khi bé tiểu và đi ngoài.
- Bé sơ sinh có thể tăng từ 1 – 1.2kg/tháng trong 3 tháng đầu. Càng về sau, cân nặng của bé sẽ càng tăng chậm, khoảng 600gr mỗi tháng trong giai đoạn bé từ 4-6 tháng tuổi và khoảng 300 – 400gr trong giai đoạn sau đó.
Tuy nhiên, mức tăng cân của trẻ sơ sinh ở mỗi bé là không giống nhau, có bé sẽ tăng nhanh hoặc chậm hơn. Bởi vậy cha mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con mình có tốc độ phát triển khác với những bé khác.
Tham khảo thêm: 5 sự thật về giấc ngủ trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần biết
2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân
2.1. Trẻ sinh non
Những trường hợp trẻ sinh thiếu tháng, cân nặng dưới 2,5kg thì sẽ có khả năng tốc độ tăng cân chậm hơn những đứa trẻ sinh bình thường. Nguyên nhân xuất phát từ việc bú mẹ thường khó khăn hơn đối với trẻ sinh non. Những điều này khiến bé sinh non bú kém, không nhận đủ dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển.
Hơn nữa, hệ tiêu hoá của trẻ sinh non thường yếu dẫn đến hấp thu dinh dưỡng kém. Bên cạnh đó, những em bé sinh non thường có sức đề kháng yếu, dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài làm ảnh hưởng đến quá trình tăng cân. Hậu quả là khiến trẻ sơ sinh tăng cân chậm hay thậm chí là trẻ sơ sinh không tăng cân.
2.2. Khả năng hấp thu dinh dưỡng kém
Những bé hấp thu chất dinh dưỡng từ sữa công thức, sữa mẹ, thức ăn dặm kém thì việc tăng cân chậm là điều hiển nhiên. Ngoài ra, cơ thể trẻ sơ sinh không tiêu thụ năng lượng hoặc thiếu sự cân bằng giữa các chất cũng có thể tác động đến tốc độ tăng cân của bé.
2.3. Mẹ cho bé bú không đúng cách
Mẹ không cho bú bú đúng cách khiến bé không thể nhận được đủ lượng sữa là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân. Nếu bé không được ngậm ti mẹ đúng cách thì sẽ không lấy được sữa như mong muốn, bé không bú đủ no sẽ cảm thấy mệt mỏi và bực bội.
Thời gian bú cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa bé nhận được. Trẻ sơ sinh nên được cho bú mỗi 2 – 3 tiếng mỗi ngày trong 6 – 8 tuần đầu tiên sau khi chào đời. Nếu bé tỏ ra muốn được bú mẹ thường xuyên hơn, hãy đáp ứng nhu cầu này của con và đừng đợi cho đến lúc bé khóc. Nếu vì một lí do nào đó mẹ không cho con bú đủ số lần cần thiết thì dễ khiến bé chậm tăng cân.
Tham khảo thêm: Mẹ cho bé bú đúng khớp ngậm thế nào?
2.4. Nguồn sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu của bé
Mẹ ít sữa không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh dẫn đến trẻ sơ sinh chậm tăng cân và có nguy cơ phát triển chậm hơn so với trẻ cùng tháng tuổi. Mẹ bị trầm cảm sau sinh, mẹ căng thẳng, mắc bệnh lý, lười cho con bú, thể trạng yếu, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thường xuyên mất ngủ… làm giảm số lượng sữa, dẫn đến không đủ sữa để cung cấp cho con.
Tuy nhiên tình trạng này có thể được cải thiện khá dễ dàng nếu bạn biết cách tăng lượng sữa. Nếu mẹ ít sữa do gặp phải các vấn đề về sức khoẻ thì mẹ cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn và chữa trị.
3. Trẻ sơ sinh chậm tăng cân phải làm sao?
Để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh chậm tăng cân, bố mẹ có thể áp dụng một số cách sau:
- Cho bé dùng thêm sữa bột hay sữa công thức
- Sử dụng núm trợ ti hỗ trợ cho bú để giúp con nhận được đủ lượng sữa cho quá trình phát triển
- Chú ý thời gian ngủ của trẻ sơ sinh sẽ dao động từ 16 – 18 tiếng mỗi ngày và giảm dần khi bé lớn. Mẹ cần đảm bảo trẻ ngủ đúng giờ và đầy đủ giấc để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
- Cho trẻ bú đúng cách, duy trì khoảng thời gian cố định mỗi ngày để hình thành thói quen cho con.
- Đối với những bé từ 6 tháng trở lên, bé cần xây dựng lịch trình ăn uống lành mạnh cho con. Ngoài những bữa chính, bé cần được bổ sung thêm các bữa phụ để đảm bảo nhu cầu cơ thể.
- Ghi chép theo dõi cân nặng của bé thường xuyên
- Đưa con đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm tăng cân
Website: https://kamidi.vn/
Fanpage: Kamidi Việt Nam