Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần trong ngày là bình thường?

tre-so-sinh-di-ngoai-bao-nhieu-lan-trong-ngay

Một trong những vấn đề mà các bậc phụ huynh mới làm ba mẹ thường băn khoăn chính là việc bé đi ngoài bao nhiêu lần mỗi ngày là bình thường. Việc hiểu rõ về quá trình tiêu hóa của trẻ sẽ giúp mẹ yên tâm hơn trong việc chăm sóc con. Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần trong ngày? Ba mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần trong ngày? Đi ngoài như nào là bình thường?

Tần suất đi ngoài của trẻ sơ sinh có thể thay đổi rất nhiều, tùy thuộc vào tuổi, loại sữa bé bú và cơ địa của từng bé. Trung bình, trẻ sơ sinh có thể đi ngoài từ 4 – 5 lần/ngày. Có những bé đi ngoài nhiều hơn, lên đến 6 – 10 lần/ngày, đặc biệt là những bé bú sữa mẹ hoàn toàn.

Với những bé bú sữa công thức hoặc sữa mẹ kết hợp với sữa công thức thì số lần đi ngoài thường là 2 – 3 lần/ngày. Từ 1 tháng tuổi trở đi, số lần đi ngoài của bé sẽ thay đổi đáng kể do cơ quan tiêu hoá của bé dần hoàn thiện. Bé trên 6 tuần tuổi đi vệ sinh khoảng 3 – 5 lần/ngày, có thể ít hơn (1 – 2 lần/ngày)/

Với bé từ 6 tháng tuổi trở lên, bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, cơ quan tiêu hoá ổn định hơn. Số lần đi ngoài của bé theo tháng tuổi cũng giảm dần khoảng 1 lần/ngày hoặc đi vệ sinh cách ngày.

tre-so-sinh-di-ngoai-bao-nhieu-lan-trong-ngay-1

Phân của trẻ sơ sinh bình thường thường có các đặc điểm sau:

  • Màu sắc: Phân của trẻ bú sữa mẹ thường có màu vàng, vàng sẫm hoặc màu xanh lá cây. Phân của trẻ bú sữa công thức thường có màu vàng và đặc hơn phân bé bú sữa mẹ.
  • Mùi: Phân của trẻ sơ sinh thường có mùi chua hoặc không mùi.
  • Kết cấu: Phân của trẻ sơ sinh bú mẹ thường lỏng và có hạt. Phân của trẻ bú sữa công thức thường đặc hơn.
  • Tần suất: Như đã nói ở trên, tần suất đi ngoài có thể thay đổi rất nhiều. Quan trọng là phân của bé có màu sắc, mùi và kết cấu đều đặn.

Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bất thường?

Táo bón

Táo bón ở trẻ sơ sinh thường biểu hiện qua phân cứng, khô, khó đào thải. Trẻ có thể rặn đỏ mặt, khó chịu khi đi vệ sinh. Tần suất đi ngoài giảm đáng kể so với bình thường. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống chưa hợp lý, ít chất xơ, hoặc do một số vấn đề về sức khỏe khác.

Tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh biểu hiện qua phân lỏng, số lần đi ngoài tăng lên, có thể kèm theo nước. Phân có thể có màu xanh, vàng nhạt hoặc có lẫn chất nhầy. Bé bị tiêu chảy có thể do nhiễm trùng, dị ứng thức ăn hoặc do một số bệnh lý khác.

Đi ngoài sủi bọt

Phân sủi bọt thường gặp ở trẻ bú sữa mẹ và có thể do trẻ không dung nạp một số thành phần trong sữa mẹ. Ngoài ra, phân sủi bọt cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường ruột.

tre-so-sinh-di-ngoai-bao-nhieu-lan-trong-ngay-2

Màu sắc phân bất thường

  • Phân màu đen hoặc đỏ: Vấn đề đường ruột.
  • Phân bình thường dính máu: Khó tiêu đạm sữa.
  • Phân màu trắng hoặc xám: Có thể là dấu hiệu của bệnh gan mật.
  • Phân hoa cà hoa cải: Nhiễm virus đường ruột.
  • Phân tiêu chảy lẫn máu: Nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Phân táo bón lẫn máu: Chảy máu hậu môn hoặc trĩ nhỏ

Làm thế nào để trẻ sơ sinh đi ngoài bình thường?

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh an toàn cho bé

Đối với trẻ bú mẹ, mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình, tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, uống đủ nước để đảm bảo chất lượng sữa mẹ. Tránh các loại thực phẩm dễ gây đầy hơi, khó tiêu cho bé như bắp cải, đậu, sữa bò nguyên chất.

Đối với trẻ bú sữa công thức, nên chọn loại sữa công thức phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của bé. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và pha sữa đúng cách. Nếu tình trạng không cải thiện, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi loại sữa.

Ba mẹ cũng cần tập cho bé ăn dặm, ăn thô đúng thời điểm. Ưu tiên thức ăn mềm, dễ ăn, không quá đặc khi bắt đầu ăn dặm để bé làm quen. Bên cạnh đó, chú ý tăng cường các thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá tốt cho bé như sữa chua, rau xanh, trái cây,…

tre-so-sinh-di-ngoai-bao-nhieu-lan-trong-ngay-3

Không cho bé tiếp xúc với các tác nhân gây ô nhiễm

Ba mẹ cần giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh để bé tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn. Cả mẹ và người chăm sóc bé đều cần rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với bé. Đặc biệt, đồ dùng của bé như bình sữa, núm vú, đồ chơi cần được tiệt trùng thường xuyên.

Hình thành thói quen vận động cho trẻ

Để đảm bảo số lần đi ngoài của bé bình thường, ba mẹ cần tập cho bé hoạt động. Ngoà việc giúp tăng cường sức đề kháng, vận động còn giúp bé điều hoà nhu động ruột, từ đó tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn.

Dùng các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa

Ba mẹ có thể sử dụng men tiêu hoá để hỗ trợ bé tiêu hoá tốt hơn. Nhưng tuyệt đối chỉ sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý cho bé dùng thuốc.

Một số sản phẩm từ tự nhiên như nước gạo rang, nước rau củ có thể hỗ trợ tiêu hóa cho bé. Tuy nhiên, trước khi cho bé sử dụng, ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

tre-so-sinh-di-ngoai-bao-nhieu-lan-trong-ngay-4

Tham khảo thêm: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ – Giải pháp để giúp con yêu khỏe mạnh

Kết luận

Mỗi bé sơ sinh đều có những đặc điểm riêng về hệ tiêu hóa. Việc hiểu rõ về quá trình tiêu hóa của bé sẽ giúp mẹ yên tâm hơn trong việc chăm sóc con. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc đường tiêu hoá của con yêu.

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

Hotline chăm sóc khách hàng và bảo hành sản phẩm: 0384.947.974

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *