Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có đáng lo không? Cách xử lý

tre-so-sinh-ngu-nhieu-bu-it

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh, giúp bé tăng trưởng thể chất và hoàn thiện hệ thần kinh. Tuy nhiên, việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít lại khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng, không biết đây có phải là dấu hiệu bất thường hay không và cần xử lý như thế nào. Vậy trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có đáng lo không? Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ giải đáp thắc mắc này, giúp hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách xử lý phù hợp cho tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít.

Vai trò của giấc ngủ với trẻ sơ sinh

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến cả thể chất, tinh thần và trí tuệ của bé. Khi ngủ, não bộ của trẻ sẽ được nghỉ ngơi, phục hồi và phát triển. Cụ thể, giấc ngủ mang lại những lợi ích sau cho trẻ sơ sinh:

Phát triển thể chất: Khi ngủ, cơ thể trẻ sẽ sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu hơn, giúp tăng cường sức đề kháng và chống lại bệnh tật. Các cơ bắp của trẻ sẽ được thư giãn và phục hồi sau một ngày hoạt động. Các mô trong cơ thể cũng được sửa chữa và tái tạo trong thời gian này. Hormone tăng trưởng (GH) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chiều cao và cân nặng của trẻ. Hormone này được tiết ra nhiều nhất khi trẻ ngủ sâu.

Phát triển tinh thần: Giấc ngủ giúp trẻ giải tỏa căng thẳng và lo âu, từ đó giúp bé cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn. Khi ngủ đủ giấc, trẻ sẽ có tâm trạng vui vẻ, hớn hở và ít quấy khóc hơn. Giấc ngủ còn giúp cải thiện khả năng tập trung và ghi nhớ của trẻ.

Phát triển trí tuệ: Khi ngủ, não bộ của trẻ sẽ được nghỉ ngơi và xử lý thông tin, giúp phát triển các kết nối thần kinh và tăng cường trí nhớ. Giấc ngủ giúp trẻ tiếp thu kiến thức tốt hơn, cải thiện khả năng học tập và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Tham khảo thêm: 5 sự thật về giấc ngủ trẻ sơ sinh mà ba mẹ cần biết

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ nhiều nhưng bú ít?

Để nhận biết bé con có phải lười bú ngủ nhiều hay không thì ba mẹ cần nắm bắt được thời gian ngủ cũng như thời gian bú của con. Trung bình, thời gian ngủ của bé sơ sinh sẽ kéo dài từ 16 đến 20 tiếng một ngày. Thời gian còn lại sẽ dành cho việc ăn uống và sinh hoạt bình thường của bé. Nhưng nếu bé ngủ quá thời gian trên hoặc mỗi khi thức giấc chỉ đi vệ sinh rồi ngủ tiếp thì ba mẹ cần lưu ý.

Dưới đây là các nguyên nhân chính khiến bé ngủ nhiều bú ít mà ba mẹ cần biết:

  • Trẻ đang trải qua giai đoạn phát triển: Khi mọc răng, trẻ có thể cảm thấy khó chịu và đau đớn, khiến bé bú ít hơn và ngủ nhiều hơn. Ngoài ra, trong những giai đoạn phát triển nhanh, trẻ có thể cần nhiều năng lượng hơn để phát triển thể chất và não bộ. Do đó, bé có thể bú nhiều hơn và ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Trẻ bị ốm: Khi bị ốm, trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi và chán ăn, dẫn đến bú ít hơn và ngủ nhiều hơn. Lúc này, mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu. Nếu bắt ép sẽ khiến bé khó chịu và dễ bị biếng ăn về sau.
  • Tiêm phòng: Sau khoảng 24 – 28 giờ sau tiêm, ba mẹ sẽ thấy một số bé 2 tháng tuổi bú ít, ngủ nhiều hơn. Điều này là do cơ thể bé đang trong quá trình xây dựng khả năng miễn dịch với các loại virus, vi khuẩn gây bệnh nên bé sẽ có xu hướng thèm ngủ và không muốn ăn.
  • Trẻ sinh non: Thông thường, các bé sinh non sẽ ngủ nhiều giờ hơn bé sinh đủ tháng nên ba mẹ không cần quá lo lắng. Bên cạnh đó, mẹ hãy chú ý đặt bé ngủ ở tư thế nằm ngửa trên nệm mềm để tránh nguy cơ bị hội chứng đột tử.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có sao không?

Nếu bé ngủ nhiều bú ít mà vẫn tăng cân đều đặn, vẫn vui vẻ thì ba mẹ không cần quá lo lắng. Khi đói bé sẽ tự động dậy đòi bú. Song, ba mẹ vẫn cần theo dõi quá trình tăng trưởng của bé về cân nặng, chiều cao, số lần bú, thời gian bú, hình thái phân theo hướng dẫn của bác sĩ để biết bé có đang nhận được đủ dinh dưỡng hay không.

tre-so-sinh-ngu-nhieu-bu-it-1

Nếu như bé ngủ nhiều bú ít mà có những biểu hiện cơ thể mệt mỏi, chậm tăng cân, hay cáu gắt,… thì ba mẹ cần lưu ý. Lúc này có thể bé kém hấp thu dinh dưỡng và không được đáp ứng đủ nhu cầu lượng sữa cơ thể cần. Một vài hậu quả và dấu hiệu ba mẹ cần lưu ý và phòng tránh:

  • Ngủ nhiều khiến bé bị mất nước. Sữa mẹ vốn là thức ăn và cũng là nguồn nước dành cho bé. Bé không được cung cấp đủ nước sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi. Hay nói cách khác, mất nước chính là nguyên nhân khiến bé ngủ li bì.
  • Có thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý: ngủ li bì, lay không dậy, sốt, ho, thở hổn hển, thở khò khè,…
  • Nghiêm trọng hơn so với các nguyên nhân khiến bú ngủ nhiều không chịu dậy bú là do viêm màng não. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, đe doạ đến tính mạng bé nên ba mẹ cần tìm hiểu để phát hiện sớm nhất.

tre-so-sinh-ngu-nhieu-bu-it-2

Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít

Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển, ba mẹ nên đánh thức con dậy bú sau 2 – 3 tiếng. Với bé trên 1 tháng tuổi, ba mẹ không nên để con ngủ nhiều và không bú lâu hơn 4 – 5 tiếng. Đánh thức con sao cho không khiến con thấy khó chịu và dễ quay lại giấc ngủ. Song song đó, ba mẹ hãy áp dụng các cách sau:

  • Mẹ hãy cho bé bú theo nhu cầu, bất cứ khi nào bé muốn. Cho bé bú trong môi trường yên tĩnh, thoải mái. Và hãy vỗ về, âu yếm con khi bú để trẻ cảm thấy an toàn và thư giãn.
  • Tạo cho trẻ môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh, tối và mát mẻ. Cố gắng cho bé ngủ theo lịch trình cố định. Bên cạnh đó, ba mẹ hãy giúp bé phân biệt được ban ngày và ban đêm, tránh cho bé ngủ quá nhiều vào ban ngày. Tạo thói quen ngủ trước khi đi ngủ cho bé như tắm nước ấm, massage nhẹ nhàng,…
  • Phản xạ đầu tiên bé có thể học được là viiệc bú mẹ. Đôi khi mẹ không cần đánh thức bé mà chỉ cần cho ti mẹ vào miệng. Ngay lập tức bé có thể bú mẹ theo như thói quen bình thường và bắt đầu thức dậy.

tre-so-sinh-ngu-nhieu-bu-it-3

Kết luận

Việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có thể là điều bình thường hoặc tiềm ẩn những vấn đề sức khỏe cần được quan tâm. Do vậy, ba mẹ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng của bé. Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu nào đáng lo ngại, cần đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giúp đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho bé.

Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em để được hỗ trợ tốt nhất trong việc chăm sóc bé nhé!

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)