Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân có đáng lo không?

tre-so-sinh-ra-mo-hoi-tay-chan

Sức khỏe của trẻ sơ sinh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ đều khiến mẹ lo lắng, trong đó có hiện tượng ra mồ hôi tay chân. Vậy tại sao trẻ sơ sinh lại ra mồ hôi tay chân? Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân có đáng lo không? Điều này có liên quan đến chế độ dinh dưỡng của bé không? Và làm thế nào để giúp bé thoải mái hơn? Tất cả những thông tin này sẽ được giải đáp bên dưới. Ba mẹ hãy cùng theo dõi nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân

Hiện tượng trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân là điều khá phổ biến và khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:

tre-so-sinh-ra-mo-hoi-tay-chan-1

Hệ thần kinh chưa phát triển hoàn thiện

Ở trẻ sơ sinh, hệ thần kinh điều hòa nhiệt độ chưa hoàn thiện, dẫn đến việc cơ thể khó kiểm soát nhiệt độ một cách ổn định. Hơn nữa, trẻ sơ sinh thường phản ứng mạnh mẽ hơn với các kích thích bên ngoài, như tiếng ồn, ánh sáng, khiến cơ thể tăng nhiệt và tiết mồ hôi. Ra mồ hôi là cách để bé đáp ứng lại với các kích thích này.

Mặc quá nhiều quần áo

Ba mẹ thường lo lắng con bị lạnh nên cho bé mặc quá nhiều quần áo, khiến cơ thể bé bị nóng và đổ mồ hôi. Chất liệu quần áo không thấm hút mồ hôi cũng khiến bé cảm thấy bí bách và ra mồ hôi nhiều hơn.

Yếu tố di truyền

Một số trẻ có cơ địa dễ đổ mồ hôi hơn so với trẻ khác. Điều này là do các gen cũng đóng một vai trò trong việc đổ mồ hôi. Ngay cả ở người lớn, mồ hôi trộm cũng thường xuyên xảy ra hơn ở các thành biên trong gia đình mắc cùng một bệnh. Vì thế, nếu trong gia đình có người ra mồ hôi chân tay thì bé sẽ rất có thể bị mồ hôi tay chân.

Các bệnh lý tiềm ẩn

Đổ mồ hôi quá nhiều có thể liên quan đến một số bệnh lý:

  • Thiếu canxi, vitamin D: Thiếu các dưỡng chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương và gây ra tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ.
  • Rối loạn chuyển hóa: Một số bệnh lý về chuyển hóa cũng có thể gây ra hiện tượng ra mồ hôi nhiều ở trẻ.
  • Nhiễm trùng: Trong một số trường hợp, ra mồ hôi nhiều có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân có đáng lo không?

Hiện tượng trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân là điều khá phổ biến và khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, đây không phải là vấn đề nghiêm trọng và sẽ tự khỏi khi bé lớn hơn.

Nếu ba mẹ cảm thấy lo lắng hoặc nghi ngờ con có vấn đề gì đó về sức khỏe thì nên đưa con đến khám bác sĩ chuyên khoa để có chẩn đoán đúng. Cụ thể, trong các trường hợp sau, ba mẹ cần cẩn trọng vì nó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó:

  • Ra mồ hơi quá nhiều, liên tục mà không có dấu hiệu giảm đi, đặc biệt là trong những lúc bé nằm trong môi trường thoải mái và không vận động mà bé vẫn ra mồ hôi.
  • Ra mồ hôi kèm các triệu chứng khác như sốt cao, khó thở, bỏ bú, quấy khóc, nổi mẩn đỏ,…
  • Trẻ không tăng cân hoặc phát triển không như bình thường.
  • Mồ hôi bé có màu hoặc mùi lạ.

tre-so-sinh-ra-mo-hoi-tay-chan-2

Cách điều trị việc ra mồ hôi tay chân ở trẻ

Dùng trà đen

Trà đen chứa nhiều axit tannic giúp làm se khít lỗ chân lông để ngăn chặn việc ra mồ hôi. Ba mẹ có thể thực hiện cách chữa mồ hôi tay chân cho bé này như sau: Dùng một túi trà đen ngâm với nước ấm cho tan ra hết, sau đó cho bé ngâm tay chân vào nước này trong khoảng 20 – 30 phút. Lau khô lại tay chân cho bé bằng khăn mềm sạch.

tre-so-sinh-ra-mo-hoi-tay-chan-3

Dùng phấn rôm

Phấn rôm có khả năng thấm hút mồ hôi tức thì. Ba mẹ chỉ cần dùng một ít phấn rôm xoa vào lòng bàn tay và chân của bé để kiểm soát mồ hôi tiết ra. Cách làm này khá an toàn, đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng.

Trị mồ hôi tay chân bằng cách điện Ion

Điện Ion là phương pháp điều trị mồ hôi tay chân cho bé hiệu quả, có thể giảm tới 81% lượng mồ hôi tiết ra. Phương pháp này cần có sự tư vấn từ chuyên gia hoặc bác sĩ.

Sử dụng muối

Cách thực hiện phương pháp này rất đơn giản. Ba mẹ chỉ cần pha một thìa muối với lượng nước ấm vừa đủ rồi ngâm tay chân bé trong khoảng 15 phút. Thực hiện mỗi ngày khoảng 1 – 2 lần để cải thiện tình trạng ra mồ hôi tay chân cho bé nhanh chóng.

tre-so-sinh-ra-mo-hoi-tay-chan-4

Cách chăm sóc khi con bị ra mồ hôi tay chân

Để giúp bé cảm thấy thoải mái và ngăn ngừa các vấn đề có thể xảy ra, ba mẹ nên áp dụng một số biện pháp chăm sóc sau:

  • Điều chỉnh môi trường sống: Ba mẹ cần giữ nhiệt độ phòng mát mẻ trong khoảng nhiệt độ phòng lý tưởng cho trẻ sơ sinh là 25-28 độ C. Đảm bảo phòng luôn được thông thoáng, có đủ ánh sáng tự nhiên. Chỉ nên đắp chăn mỏng vừa đủ để giữ ấm cho bé.
  • Mặc đồ thoáng khí cho bé: Hãy chọn quần áo làm từ chất lượng thoáng mát như cotton, sợi tự nhiên để giúp bé không bị nóng bức. Ba mẹ cũng không nên mặc quần áo quá dày cho con khi thời tiết không quá lạnh.
  • Thường xuyên thay tã và quần áo cho bé: Mồ hôi có thể làm ẩm ướt và tăng nguy cơ vi khuẩn phát triển. Ba mẹ cần chú ý thay tã và quần áo cho bé, nhất là sau khi bé ra mồ hôi để giữ cho làn da của bé luôn khô ráo, sạch sẽ.
  • Massage cho bé: Những động tác massage nhẹ nhàng có thể kích thích sự lưu thông máu và giúp cơ thể bé được thư giãn, thoải mái hơn khi bị ra mồ hôi.
  • Giữ da bé sạch sẽ: Ba mẹ cần đảm bảo làn da của bé luôn được sạch sẽ bằng cách tắm hàng ngày và lau khô kỹ cả tay và chân.

Tham khảo thêm: Bật mí 3 mẹo để mẹ khắc phục tình trạng bé đổ mồ hôi đầu khi ngủ

Kết luận

Tóm lại, hiện tượng trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân thường là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh vẫn cần theo dõi sát sao tình trạng của bé. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Sức khỏe của bé luôn là ưu tiên hàng đầu.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)