Tưa lưỡi ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà

tua-luoi-o-tre-em

Ba mẹ có bao giờ thấy trong miệng bé yêu xuất hiện những đốm trắng nhỏ li ti không? Đó có thể là dấu hiệu của bệnh tưa lưỡi. Tưa lưỡi là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là những bé bú mẹ. Bệnh không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và phát triển của bé. Vậy tưa lưỡi ở trẻ em là gì, tại sao lại xảy ra và làm sao để điều trị hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tưa lưỡi ở trẻ em là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Tưa lưỡi, hay còn gọi là nấm miệng, là một tình trạng nhiễm nấm khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh này gây ra những đốm trắng nhỏ li ti trên lưỡi, má trong, vòm miệng và đôi khi cả amidan. Các đốm trắng này thường có kết cấu giống như sữa đông và bám khá chặt vào niêm mạc miệng bé.

tua-luoi-o-tre-em-1

Nguyên nhân chính gây bệnh tưa lưỡi là do nấm Candida albicans. Loại nấm này thường sống trong miệng nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ phát triển nhanh chóng và gây bệnh. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ bị tưa lưỡi bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ bị nhiễm nấm.
  • Sử dụng kháng sinh. Kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong miệng, tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển.
  • Các bệnh như tiểu đường, HIV/AIDS, ung thư… làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm nấm.
  • Không vệ sinh bình sữa, núm vú, đồ chơi ngậm của bé kỹ lưỡng.
  • Nếu mẹ bị nhiễm nấm ở vùng kín hoặc núm vú, có thể lây sang bé khi cho con bú.

Cách điều trị tưa lưỡi cho bé hiệu quả

Rơ lưỡi cho bé khi bệnh mới hình thành

Đối với trường hợp bệnh mới hình thành và tình trạng còn nhẹ, chưa bắt buộc phải dùng đến thuốc. Ba mẹ cần tiến hành chăm sóc vệ sinh vùng miệng và đánh tưa lưỡi cho bé theo tư vấn của bác sĩ thì tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được khắc phục. Các bước đánh tưa lưỡi cho bé như sau:

  • Rửa sạch tay bằng dung dịch sát khuẩn để đảm bảo vô trùng.
  • Cho bé nằm cố định trên giường hoặc bé bé nếu bé không hợp tác.
  • Dùng miếng gạc mềm quấn quanh đầu ngón tay trỏ một lượt hoặc đeo miếng gạc tưa lưỡi dạng ống vô trùng.
  • Nhúng ngón tau quấn gạc vào dung dịch Nystatin 500.000 đơn vị đã được pha sẵn trươc đó rồi chạm nhẹ vào môi dưới của bé để bé mở miệng. Đưa nhẹ ngón tay vào vào mặt trên của lưỡi, lau từ trong ra ngoài một lượt rồi thay miếng gạc mới. Lặp lại thao tác như vừa rồi nếu như bé có nhiều mảng tưa lưỡi.
  • Tiếp tục thay miếng gạc khác để lau mặt trong 2 bên má, trên vòm miệng, vùng nướu với các vị trí khác nhau trong khoang miệng bé.

tua-luoi-o-tre-em-2

Sử dụng thuốc điều trị tưa lưỡi

Tưa lưỡi là do nấm gây ra nên khi điều trị trường hợp nấm nặng cần dùng để thuốc kháng nấm với liều lượng phù hợp với lứa tuổi bé cũng như tình trạng bệnh. Các loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị tưa lưỡi như nystatin, mycostatin, miconazol,… Ba mẹ lưu ý thuốc cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ.

tua-luoi-o-tre-em-3

Một số mẹo trị tưa lưỡi cho bé

Trị tưa lưỡi cho bé bằng rau ngót

Cách trị tưa lưỡi này được áp dụng cho bé từ 5 tháng tuổi trở lên. Vì rau ngót có thể gây kích ứng đường ruột, rối loạn tiêu hoá, đi ngoài nhiều lần nên không thích hợp cho bé quá nhỏ.

Ba mẹ hãy lấy một nắm rau ngót rửa sạch, đun sôi với nước muối loãng. Đợi nước nguội bớt, mẹ lấy lá ngót nghiền nát rồi lọc lấy nước. Dùng nước này để rơ lưỡi cho bé vào buổi sáng và tối. Nước rau ngót sẽ giúp loại bỏ các mảng bám trên lưỡi bé một cách hiệu quả, an toàn.

Trị tưa lưỡi bằng lá hẹ

Trị tưa lưỡi bằng lá hẹ rất đơn giản. Ba mẹ lấy lá hẹ rửa sạch, đập dập rồi cho ít nước sôi vào khuấy đều, lọc lấy nước. Dùng nước này rơ lưỡi cho bé 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn và làm sạch lưỡi cho bé mà rất lành tính.

tua-luoi-o-tre-em-4

Trị tưa lưỡi bằng trà xanh

Các tnh chất trong lá trà xanh có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên nên rất hiệu quả khi trị tưa lưỡi cho bé. Ba mẹ hãy rửa sạch lá trà xanh, đun sôi với nước sạch cùng vài hạt muối trong khoàng 3 – 5 phút cho lá trà phai ra. Sau đó, để nước trà nguội bớt rồi lấy nước này rơ lưỡi cho bé. Cách này chỉ nên áp dụng cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên.

Trị tưa lưỡi bằng nước muối

Phương pháp sử dungh nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho bé đem lại hiệu quả khá cao. Ba mẹ hãy sử dụng dụng miếng gạc vào ngón tay, cho vào nước muối sinh lý đã được pha loãng và từ từ đưa ngón tay vào vệ sinh lưỡi cho bé. Hãy thao tác thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn tương lưỡi và miệng bé.

tua-luoi-o-tre-em-5

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách làm sạch lưỡi bị trắng ở trẻ sơ sinh

Cách phòng tránh tưa lưỡi cho bé

Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên, ba mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh này bằng một số biện pháp đơn giản sau:

  • Trước khi cho bé bú hoặc chăm sóc bé, mẹ nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng.
  • Sau mỗi lần sử dụng, cần rửa sạch bình sữa, núm vú bằng nước nóng và xà phòng, sau đó tiệt trùng bằng nước sôi hoặc máy tiệt trùng.
  • Rửa sạch tất cả đồ chơi ngậm, khăn mặt, khăn sữa của bé bằng xà phòng và nước nóng.
  • Vệ sinh khoang miệng bé thường xuyên, đặc bệt là sau khi bé bú, bé ăn. Sử dụng khăn tắm và khăn mặt riêng cho bé.
  • Nếu mẹ bị nhiễm nấm ở vùng kín hoặc núm vú, cần điều trị kịp thời để tránh lây nhiễm cho bé.
  • Đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Không cho bé ngậm các vật lạ như tay, ngón tay, đồ chơi không được vệ sinh sạch sẽ.
  • Giữ cho vùng da quanh hậu môn của bé luôn sạch sẽ và khô thoáng.

tua-luoi-o-tre-em-6

Kết luận

Tưa lưỡi là một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên, với những biện pháp phòng ngừa đơn giản như vệ sinh sạch sẽ, cho bé bú mẹ hoàn toàn và tăng cường sức đề kháng, chúng ta hoàn toàn có thể giúp bé tránh xa căn bệnh này. Ba mẹ hãy luôn chú ý đến vệ sinh và sức khỏe của bé để tạo một môi trường sống lành mạnh, giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)