Vết rạch tầng sinh môn bao lâu thì lành?

vet-rach-tang-sinh-mon-bao-lau-thi-lanh

Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật thường được thực hiện trong quá trình sinh nở để giúp mẹ và bé dễ dàng chào đời hơn. Tuy nhiên, vết thương này khiến nhiều mẹ lo lắng về thời gian lành lại và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Vậy vết rạch tầng sinh môn bao lâu thì lành và mẹ cần làm gì để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng?

Trường hợp nào phải cắt tầng sinh môn?

Trong quá trình sinh thường, các cơ của bộ phận sinh dục nữ sẽ mở rộng dần để cho thai nhi chui ra ngoài. Tuy nhiên sự giãn nở của bộ phận sinh dục cũng có giới hạn nhất định nên vào một số tình huống cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành rạch tầng sinh môn. Cụ thể là trong các trường hợp sau: 

  • Đầu thai nhi lớn: Khi đầu của bé quá to so với đường kính của âm đạo, việc cắt tầng sinh môn giúp tạo thêm không gian cho bé dễ dàng lọt ra ngoài.
  • Tầng sinh môn ít đàn hồi: Nếu tầng sinh môn của mẹ bầu quá cứng hoặc ít đàn hồi, việc rạch một vết cắt có kiểm soát sẽ giúp tránh rách tự nhiên, không đều và có thể gây chảy máu nhiều hơn.
  • Cơn co tử cung yếu: Khi cơn co tử cung của mẹ không đủ mạnh để đẩy bé ra ngoài, việc cắt tầng sinh môn có thể giúp rút ngắn thời gian chuyển dạ và giảm đau đớn cho mẹ.
  • Thai nhi ngôi ngược hoặc ngôi ngang: Trong những trường hợp này, việc cắt tầng sinh môn có thể giúp bác sĩ dễ dàng điều chỉnh vị trí của bé để hỗ trợ quá trình sinh nở.
  • Các trường hợp khác: Viêm âm đạo, phù nề tầng sinh môn, mẹ lớn tuổi, mắc bệnh tim mạch… cũng có thể là chỉ định để thực hiện cắt tầng sinh môn.

vet-rach-tang-sinh-mon-bao-lau-thi-lanh-1

Vết rạch tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Tuy vết rạch tầng sinh môn tuy chỉ dài khoảng 2 – 4cm nhưng do nằm ở phần thịt mềm, thuộc khu vực thường xuyên ẩm ướt nên khá khó lành. Mẹ sẽ cần khoảng 2 – 3 tuần để vết khâu lành trở lại. Vết thương này thường sưng trong khoảng 5 – 7 ngày đầu sau sinh. Trong khoảng thời gian hồi phục, mẹ sẽ cảm thấy đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu. 

Cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn cho mẹ

Việc chăm sóc vết rạch tầng sinh môn sau sinh là vô cùng quan trọng để giúp mẹ nhanh chóng hồi phục và giảm thiểu cảm giác khó chịu. Dưới đây là những cách chăm sóc hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng:

Mẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau sẽ giúp giảm đau nhức, khó chịu ở vùng kín, giúp mẹ thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Mẹ nên sử dụng thuốc giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

vet-rach-tang-sinh-mon-bao-lau-thi-lanh-2

Lựa chọn tư thế ngồi thích hợp

Khi có vết thương rạch tầng sinh môn khi đứng lên hay ngồi xuống mẹ sẽ cảm thấy đau đớn và khó khăn. Vì thế, mẹ cần lựa chọn các tư thế ngồi khiến mẹ cảm thấy dễ chịu nhất, cũng là để giảm áp lực lên vùng kín, giúp vết thương mau lành và giảm đau.

Mẹ có thể ngồi trên gối tròn, sử dụng đệm ngồi, hoặc nằm nghiêng khi nghỉ ngơi. Tránh ngồi quá lâu ở một tư thế.

Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn bằng gạc lạnh

Mẹ có thể chăm sóc vết khâu bằng cách sử dụng gạc lạnh, đắp khăn lạnh, chườm mát để giúp giảm sưng đau. Việc này sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, đồng thời giúp quá trình hồi phục vết thương diễn ra nhanh hơn. 

Chườm gạc lạnh hoặc túi đá vào vùng kín trong khoảng 15 – 20 phút, mỗi lần 3 – 4 lần/ ngày. Lưu ý không chườm trực tiếp lên da, nên bọc gạc vào một lớp vải mỏng. 

vet-rach-tang-sinh-mon-bao-lau-thi-lanh-3

Mẹ nên vệ sinh đúng cách

Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh chuyên dụng sau mỗi lần đi tiểu hoặc đại tiện. Lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm, thấm hút tốt, theo chiều từ trước ra sau. Chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên để giữ vùng kín luôn khô thoáng.

Đi bộ nhẹ nhàng để vết thương mau lành

Việc đi bộ sau sinh sẽ giúp vết thương rạch tầng sinh môn nhanh lành hơn. Do khi mẹ vận động nhẹ nhàng, sẽ tăng cường tuần hoàn máu đến vùng kín, giúp vết thương mau lành và giảm sưng. Nên đi bộ nhẹ nhàng, từng đoạn ngắn, sau đó nghỉ ngơi một chút rồi lại tiếp tục đi, tránh vận động mạnh hoặc nâng vật nặng trong thời gian đầu sau sinh.

vet-rach-tang-sinh-mon-bao-lau-thi-lanh-4

Tham khảo thêm: Những điều mẹ cần biết về chứng đau lưng sau sinh

Kết luận 

Thời gian lành của vết rạch tầng sinh môn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng thông thường sẽ mất khoảng 2 – 3 tuần. Việc chăm sóc vết thương đúng cách, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng. Hãy luôn nhớ rằng, sức khỏe của mẹ là yếu tố quan trọng để chăm sóc bé yêu. Chúc mẹ sớm bình phục và có những khoảnh khắc hạnh phúc bên con!

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)