7 nguyên tắc bàn ăn giúp bé ăn dặm ngon lành, mẹ nhàn tênh

nguyen-tac-an-dam

Nhiều gia đình có con nhỏ bước vào giai đoạn ăn dặm đều không tránh khỏi cảm giác bối rối mỗi lần đến giờ ăn cơm. Ngay từ khi bắt đầu cho bé tập ăn dặm, bố mẹ hãy cố gắng thiết lập cho bé một thói quen ăn uống khoa học với thời gian hợp lý, tạo thói quen ăn uống lành mạnh trên bàn ăn như khi ăn không nghịch điện thoại, không đùa nghịch,… Dưới đây là 7 nguyên tắc bàn ăn gợi ý cho bố mẹ để giúp bé có một thói quen ăn uống tốt hơn.

1. Bé mấy tháng nên ăn dặm?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm là 6 tháng tuổi. Lý do là bắt đầu từ 6 tháng tuổi, sữa mẹ chỉ đủ cung cấp cho bé khoảng 450 kcal/ngày, trong khi đó bé cần khoảng 700 kcal/ngày. Ngoài ra, lúc này một số dưỡng chất thiết yếu từ sữa mẹ đã không còn bảo đảm về lượng để đáp ứng nhu cầu của bé. Vì thế, ăn dặm lúc này rất cần thiết để bù đắp sự thiếu hút này và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé.

Một số trường hợp, mẹ muốn bé tăng cân để phát triển nhanh hơn nên cho bé ăn dặm sớm hơn. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, không nên cho con ăn dặm quá sớm vì hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh về cấu trúc và chức năng để hấp thu các loại thức ăn mới.

Mẹ cũng không nên cho bé ăn dặm muộn, vào lúc trẻ khoảng 7 – 8 tháng vì sẽ dẫn đến bé bị thiếu chất và thiếu năng lượng. Đồng thời, đây là giai đoạn nhạy cảm để hình thành khẩu vị của bé nên ăn dặm muộn sẽ gây khó khăn trong việc tiếp nhận mùi vị cũng như đa dạng thực phẩm về sau.

be-may-thang-an-dam-1

Tham khảo thêm: Bé ăn dặm 6 tháng ăn được những gì? Cẩm nang toàn tập cho mẹ

2. Nguyên tắc bàn ăn cho bé ăn dặm

2.1. Cả gia đình cùng ăn với bé

Để áp dụng kỷ luật bàn ăn và giúp bé có thêm động lực ăn uống thì cả gia đình nên ngồi ăn cùng nhau. Bé sẽ có cơ hội được giao tiếp, cảm nhận được không khí vui vẻ của gia đình trong suốt bữa ăn. Bố mẹ hãy chuẩn bị xong xuôi mọi thứ rồi ngồi vào bàn ăn cùng lúc với con. Việc cho bé ăn chung giờ giấc với cả gia đình như vậy cũng sẽ khiến bé cảm nhận được cảm giác no và đói rõ ràng, kích thích bé thèm ăn.

2.2. Không thiết bị điện tử

Nguyên tắc bàn ăn cho bé ăn dặm tiếp theo là không tiếp xúc với các thiết bị điện tử vì chúng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giờ ăn. Việc thường xuyên cho bé xem thiết bị điện tử khi ăn là thói quen không hề tốt, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé hiện tại mà còn cả trong tương lai.

  • Bé tăng nguy cơ béo phì: Bé sẽ chỉ chú ý vào chương trình đang xem mà quên mất việc mình đang ăn, thậm chí ăn nhưng không có cảm nhận về thức ăn dẫn đến thức ăn đi vào cơ thể một cách thụ động quá nhiều. Nó sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.
  • Bé không tập trung ăn: Bé quá chăm chú xem nên mất cảm giác khi ăn, không cảm nhận được hương vị món ăn và lâu ngày thành thói quen.
  • Bé bị rối loạn tieu hóa: Việc không tập trung ăn dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, khó tiêu. Vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé.

Vì thế, bố mẹ hãy tắt tivi, cất điện thoại, máy tính để còn tập trung vào việc ăn uống và trò chuyện với ông bà, bố mẹ, anh chị em.

be-may-thang-an-dam-2

2.3. Món ăn bắt mắt

Một trong những nguyên tắc vàng trên bàn ăn cho bé ăn dặm đó là chuẩn bị cho bé đồ ăn bắt mắt, nhiều màu sắc. Đối với các bé, việc mẹ chuẩn bị đồ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là chưa đủ vì vốn dĩ bản năng tò mò, thích khám phá của bé được thu hút và phát triển bởi màu sắc sặc sỡ và những hình thù đáng yêu. Vậy nên các bố các mẹ hãy dựa trên sở thích này để làm cho bé những món ăn bắt mắt và đầy đủ chất, từ đó kích thích sự tò mò, các giác quan và khiến bé ăn ngon miệng hơn.

Mẹ cũng có thể trang trí món ăn thật bắt mắt và hấp dẫn. Hình thức, màu sắc và kết cấ của món ăn có ảnh hưởng đến sự tập trung, hào hứng và lượng thức ăn mà bé ăn.

2.4. Khen ngợi con

Việc mẹ khen ngợi bé khí bé ăn ngoan hơn bình thường cũng là nguyên tắc bàn ăn cho bé ăn dặm mà bố mẹ nên chú ý. Trẻ nhỏ thích cảm giác được mọi người chú ý và quan tâm, nhất là người thân trong gia đình. Vì thế, ba mẹ hãy tương tác với con nhiều nhất có thể. Sự quan tâm của ba mẹ ngoài việc khuyến khích con ăn ngoan hơn mà còn góp phần xây dựng nền tảng cho các kỹ năng xã hội sau này.

2.5. Không ép bé ăn

Nhiều bố mẹ hiện nay vì quá thương con nên thường hay ép con ăn nhiều, tuy nhiên đây vô tình lại là nguyên nhân khiến bé biếng ăn hơn đặc biệt khi bé đang ở giai đoạn ăn dặm. Nhu cầu ăn của mỗi bé là khác nhau, mẹ không nên so sánh khiến bị áp lực dẫn đến việc ép bé ăn, lâu dài sẽ hình thành ở bé tâm lý sợ hãi và chán ăn. Mẹ đừng ép bé ăn mà hãy để cho bé ăn khi bé thực sự cảm thấy hứng thú và vui vẻ mẹ nhé!

2.6. Cho bé ngồi bàn, ghế khi ăn

Đây là một trong những nguyên tắc bàn ăn quan trọng mà bố mẹ cần áp dụng ngay khi cho bé ăn dặm. Với quy tắc này bé sẽ rèn luyện được thói quen ngồi nghiêm chỉnh khi đến bữa ăn, khi đưa bé ra ngoài ăn hàng hay đi dự tiệc sẽ tránh được việc bé không chịu ngồi yên ăn uống mà chạy nhảy linh tinh.

Việc ngồi ăn trên bàn ghế còn giúp bé tập trung ăn hơn, hạn chế tình trạng còng lưng, veo cột sống và có lợi cho hệ tiêu hóa của bé hơn. Ngồi trên bàn ăn cùng gia đình cũng tạo hứng thú cho bé, giúp bữa ăn diễn ra suôn sẻ và thoải mái, bé ăn ngon miệng hơn và từ đó giúp bé hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

be-may-thang-an-dam-3

2.7. Cho bé tự xúc ăn 

Mẹ có thể cho bé bắt đầu sử dụng nĩa, thìa từ khoảng 9 tháng tuổi, sau đó dần dần tập dùng đũa. Việc rèn những kỹ năng này cho bé từ khi ăn dặm giúp bé học được các kỹ năng, giúp bé tập nhai và làm quen với các hành động, thói quen ăn uống như người lớn. Hơn nữa, nhiều bé cũng tỏ ra thích thú, hào hứng với bữa ăn hơn khi bé được tự tay lấy những thức ăn mình muốn.

Trên đây là 6 nguyên tắc vàng trên bàn ăn dặm cho bé mà Kamidi Việt Nam đã tìm hiểu và đúc kết được. Trẻ nhỏ cần được giáo dục bài bản, khoa học từ nhỏ về kỷ luật bàn ăn và các khía cạnh phức tạp hơn trong cuộc sống. Để làm được điều này, trẻ cần một môi trường tốt và những người thầy tốt. Ba mẹ chính là những người thầy tạo ra môi trường cho bé.

Hiểu, làm đứng, kiên trì, gia đình đồng lòng sẽ rèn được thói quen ăn uống tốt cho bé ngay từ khi ăn dặm. Từ đó bố mẹ cũng trở nên vui vẻ, nhàn hơn mỗi khi chuẩn bị nấu và cho bé ăn dặm. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho ba mẹ trong quá trình tạo nền móng và hình thành thói quen ăn uống khoa học cho con sau này.

Ba mẹ đừng quên theo dõi Kamidi Việt Nam để nhận thêm nhiều tin tức hữu ích hơn nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *