Giãn cữ hút sữa trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ giúp mẹ tiết kiệm thời gian và là để phù hợp hơn với nhu cầu bú của con. Khi mới sinh, sữa mẹ còn khá ít nên mẹ cần tích cực hút sữa để kích thích tiết sữa. Theo thời gian, khi sữa mẹ tiết đều, đáp ứng đủ nhu cầu của bé thì mẹ có thể giảm bớt các cữ hút sữa.
Tuy nhiên, giãn cữ hút sữa không đúng cách có thể sẽ khiến giảm sữa và khả năng cao bị tắc tia sữa. Vậy giãn cữ hút sữa như thế nào mới đúng cách mới không bị giảm sữa, không lo bị tắc tia? Hãy tham khảo bài viết dưới đây mẹ nhé!
1. Khi nào nên giãn cữ hút sữa?
Chắc hẳn nhiều mẹ thắc mắc tại sao cần phải giãn cữ hút sữa. Nếu mẹ vẫn luôn duy trì lịch hút sữa như ban đầu thì lượng sữa tiết ra sẽ càng nhiều hơn. Tuy nhiên, theo thời gian phát triển của bé, sức ăn của sẽ nhiều lên. Nếu mẹ cứ mãi duy trì lịch hút sữa dày đặc sẽ làm giảm lượng sữa trong bầu ngực, khiến con không có sữa để ti.
Bên cạnh đó, việc duy trì mãi một thời gian biểu hút sữa L2, L3 như mới sinh sẽ rất tốn thời gian. Hầu hết thời gian 1 ngày của mẹ sẽ phải dành cho việc hút sữa và không có thời gian để mẹ chăm sóc bản thân và gia đình. Mẹ có thể giãn cữ hút sữa theo độ tuổi của bé. Nhưng tốt nhất là nên giãn cữ dựa vào các dấu hiệu sau:
- Con ti mẹ nhiều hơn: Khi lượng sữa con bú tăng lên, mẹ không cần thiết phải liên tục hút sữa ra để dự trữ. Hãy để con ti sữa trong bầu ngực mẹ và giảm thời gian hút sữa trong ngày xuống.
- Sữa mẹ đã tiết ra đều, nhiều so với nhu cầu bú của bé: Khi mẹ hút sữa đều đặn và thường xuyên, tuyến sữa được kích thích và hoạt động hiệu quả nên ngày càng sản xuất ra nhiều sữa hơn. Đến khi mẹ thấy lượng sữa đều và dư dả thì nên giãn cữ hút sữa để duy trì lượng sữa.
Tham khảo thêm: Mách mẹ tư thế ngồi hút sữa đúng – vắt kiệt sữa, không đau lưng
2. Cách giãn cữ hút sữa không bị giảm sữa
Mối quan tâm băn khoăn của hầu hết các mẹ khi giãn cữ hút sữa là sợ bị tắc tia sữa. Các mẹ hãy tham khảo 3 cách giãn cữ hút sữa dưới đây nhé!
Cách 1: Giãn khoảng cách giữa các cữ hút
Cách này thực chất là việc mẹ thay đổi lịch hút sữa, từ L2 lên L3, L3 lên L4 hoặc L4 lên L5,… Khi mới sinh, các mẹ áp dụng lịch hút L2 (2 tiếng hút sữa một lần) trong khoảng 2 tuần. Sau đó, mẹ điều chỉnh lịch hút qua L3 (3 tiếng hút một lần) trong 2 tháng tiếp theo. Khi lượng sữa tiết ra đã ổn định, nhu cầu ti của bé cũng lớn hơn, mẹ có thể điều chỉnh qua L4 ( 4 tiếng hút 1 lần). Sau 6 tháng, lịch hút L5, L6 sẽ phù hợp nhất đối với mẹ.
Mẹ lưu ý cần giãn lịch từ từ để cơ thể thích nghi dần. Nếu giãn khoảng cách quá xa, ví dụ từ L3 đến L5 luôn, hay mới từ L3 lên L4 được vài ngày đã giãn tiếp lên L5 thì nguy cơ cao sẽ bị tắc tia sữa và giảm sữa mạnh.
Cách 2: Giảm lượng sữa hút ở mỗi cữ
Cách thứ 2 này sẽ phù hợp với các mẹ dễ bị tắc tia sữa. Ví dụ mẹ đang hút theo lịch L3, ngày hút 8 cữ, mỗi cữ 150 ml. Mẹ sẽ giãn bằng cách mỗi cữ chỉ hút 130 ml, vẫn giữ nguyên 8 cữ 1 ngày. Như vậy thì một ngày lượng sữa hút ra sẽ giảm đi 160 ml.
Mẹ nên duy trì việc giảm này trong khoảng 1 tuần. Nếu như ổn định, không gặp vấn đề tắc tia, lượng sữa hút ra nhiều thì có thể tiếp tục giảm lượng sữa xuống tiếp. Mẹ lưu ý, mỗi lần giảm thì chỉ nên giảm 10 – 20 ml/ cữ, không nên giảm nhiều ngay vì sẽ dễ gây tắc tia sữa. Khi lượng sữa ở mỗi cữ đã tương đối ít, mẹ có thể tiếp tục giãn khoảng cách giữa các cữ hút.
Cách 3: Giảm lượng hút sữa ở một cữ nhất định
Đối với các mẹ có nguy cơ tắc tia sữa cao, hai phương pháp giãn cữ ở trên vẫn dễ khiến mẹ bị tắc tia. Vì thế cách thứ 3 được khuyến khích sử dụng. Đây là cách giãn cữ hút sữa dành cho các mẹ cực kỳ dễ bị tắc tia sữa. Cách này sẽ diễn ra chậm hơn 2 cách trên nhưng tỉ lệ tắc tia sữa sẽ giảm xuống mức thấp nhất. Với cách cuối cùng này, mẹ sẽ chọn một cữ hút mà mẹ cảm thấy thoải mái nhất, muốn giảm nhất để thực hiện.
Ví dụ mẹ đang theo lịch hút sữa L4, ngày hút 6 cữ: 7h – 11h – 15h – 19h – 23h – 3h. Mẹ chọn giảm lượng sữa ở cữ 23h. Bình thường mẹ hút được 150ml ở cữ này thì mẹ giảm chỉ hút ra 130ml thì dừng. Mẹ duy trì việc giảm còn 130ml này trong khoảng 5 – 7 ngày. Nếu thấy ổn định thì có thể tiếp tục giảm lượng sữa ở cữ khác. Mẹ tuân thủ chỉ giảm khoảng 10 – 20ml/ cữ và giảm từng cữ một, khi đã ổn định thì mới giảm ở cữ tiếp theo.
Khi tất cả các cữ đều đã được giảm lượng sữa ổn định, mẹ tiếp tục tiến hành giãn khoảng cách giữa các cữ hút.
Với 3 cách giãn cữ hút sữa trên, mẹ đảm bảo làm đúng hướng dẫn, kiên trì thì chắc chắn sẽ thành công. Sữa mẹ không bị giảm đột ngột và cũng sẽ không bị tắc tia sữa.
Tham khảo thêm: Cách massage kích sữa sau sinh hiệu quả cho mẹ
3. Những lưu ý khi giãn cữ hút sữa
Giãn cữ hút sữa từ từ
Giãn cũ hút sữa gần giống như việc cai sữa cho bé. Điều kiện tiên quyết để giãn cữ hút sữa mà không bị giảm sữa, tắc tia đó chính là giãn từ từ. Mẹ cần phải kiên trì, thực hiện từ từ theo từng bước một, không nên giãn đột ngột. Khi giãn cữ hút sữa quá đột ngột sẽ khiến cơ thể không thể thích nghi dẫn đến nguy cơ mẹ bị tắc sữa sẽ cao hơn.
Áp dụng phương pháp giãn cữ hút sữa phù hợp
Với các mẹ dễ tắc tia sữa, hay cân nhắc chọn cách giảm dần lượng sữa hút mỗi cứ hay giảm dần lượng sữa ở mỗi cữ cố định. Mẹ cần hiểu cơ địa của mình để lựa chọn cách giãn cữ phù hợp, chứ không nên chọn cách nhanh. Khả năng cao sẽ bị tắc tia dẫn tới viêm tuyến sữa, áp xe vú,…
Đảm bảo đủ sữa cho con ti
Mẹ chỉ nên thực hiện giãn cữ hút sữa khi đã đảm bảo đủ lượng sữa cho con ti. Không chỉ nên dựa vào số tháng tuổi của trẻ tăng lên mà mẹ thực hiện giãn cữ bú. Ngay cả khi con còn nhỏ nhưng sức ti lớn mẹ cũng nên giảm bớt số lần hút sữa. Ngược lại, dù trẻ lớn tháng nhưng sức ti không lớn thì mẹ nên duy trì hút sữa để đảm bảo tuyến sữa hoạt động tốt.
Kamidi đã bật mí cho mẹ cách giãn cứ hút sữa mà không lo bị giảm sữa và tắc tia sữa. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp các mẹ bỉm tìm được cách giãn cữ hút phù hợp với mình. Và mẹ cũng đừng quên những lưu ý khi thực hiện giãn cữ để tránh khỏi rủi ro tắc tia sữa mẹ nhé!
Mẹ đừng quên theo dõi website https://kamidi.vn/ và Fanpage: Kamidi Việt Nam để nhận được nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!