Chơi cùng trẻ không chỉ giúp tạo sự gần gũi giữa ba mẹ và con, mà còn hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ thông qua việc học hỏi và phát triển các kỹ năng quan trọng. Hãy cùng Kamidi khám phá cách chơi với trẻ sơ sinh an toàn và đúng cách trong bài viết dưới đây!
1. Khi nào có thể chơi với trẻ sơ sinh?
Ngay từ khoảnh khắc đầu tiên ôm bé, cha mẹ đã bắt đầu kích thích các giác quan của trẻ. Khi trẻ nhìn gương mặt, giọng nói và cảm nhận hơi ấm từ làn da mẹ. Những kết nối ban đầu này chính là bước khởi đầu tuyệt vời cho việc vui chơi.
Trong tháng đầu tiên, cuộc sống của bé chủ yếu xoay quanh ăn, ngủ và thay tã. Tuy nhiên, đôi khi cha mẹ cũng có thể thấy bé quay đầu về hướng có giọng nói quen thuộc hoặc cố gắng nhìn chăm chú vào một món đồ chơi phát ra âm thanh.
Khi bé bước sang tháng thứ hai, bé có thể ngẩng đầu cao khi nằm sấp để quan sát xung quanh. Và đến tháng thứ ba, bạn có thể thấy nụ cười và nghe thấy những âm thanh khi bé cố gắng giao tiếp với cha mẹ.
Mặc dù bé chưa nói được, nhưng điều đó cũng thể hiện bé đang vui vẻ, và cha mẹ sẽ nhận ra những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng tham gia vào những hoạt động vui chơi hàng ngày. Thông thường, các bé vẫn sẽ dành nhiều thời gian để ngủ (trong 6 tháng đầu tiên, trẻ cần ngủ từ 14 đến 16 tiếng mỗi ngày). Nhưng khi bé tỉnh giấc, bé sẽ bắt đầu có nhu cầu tham gia vào các hoạt động vui chơi, bắt đầu từ những trò chơi và hoạt động đơn giản.
Vì vậy, cách chơi với trẻ sơ sinh đúng cách, an toàn luôn là ưu tiên hàng đầu của cha mẹ.
Tham khảo thêm: 5 mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông để bé khoẻ, ba mẹ vui
2. Các lợi ích khi chơi với trẻ sơ sinh đúng cách
– Hỗ trợ trẻ hiểu về thế giới xung quanh và cách tương tác với nó.
– Giúp khuyến khích phát triển ngôn ngữ của trẻ
– Thúc đẩy hoạt động và phát triển trí não của trẻ.
– Giúp cơ thể, xương và khớp của trẻ phát triển mạnh mẽ hơn.
– Rèn luyện các kỹ năng vận động nhẹ nhàng.
– Thúc đẩy phát triển toàn diện của tất cả giác quan, đặc biệt là thị giác và thính giác.
3. Một số cách chơi với trẻ sơ sinh an toàn
3.1 Trò chơi nằm sấp
Theo tiến sĩ tâm lý học H. S. Roane, việc nằm sấp sẽ giúp tăng cường cơ cổ, lưng, vai và cơ cánh tay cho trẻ. Nằm sấp cũng giúp cải thiện kỹ năng phối hợp tay và mắt, đồng thời thúc đẩy sự phát triển cơ bắp của trẻ sơ sinh. Đặc biệt, tư thế này còn giúp tránh tình trạng đầu bẹp cho trẻ sơ sinh.
Ba mẹ có thể bắt đầu cho trẻ tập nằm sấp khi trẻ được vài tuần tuổi, hoặc khi cuống rốn đã rụng và vết rốn đã lành. Hãy đảm bảo rằng trẻ không đói hoặc mệt khi nằm sấp, và không vừa ăn no xong. Tốt nhất, ba mẹ hãy đợi tầm một giờ sau khi ăn, tránh bé bị nôn, trớ.
Để giúp trò chơi trở nên thú vị, ba mẹ có thể cùng nằm xuống sàn ở phía đối diện để tương tác, giao tiếp bằng ánh mắt với trẻ, hát những bài hát hoặc đặt đồ chơi trước mặt trẻ để trẻ quan sát. Ngoài ra, ba mẹ có thể hỗ trợ trẻ học cách chống thẳng tay bằng cách đặt một cái khăn hoặc gối em bé ở dưới ngực và nách, và để hai tay của trẻ ở trước mặt. Khi trẻ đã có thể tự chống tay, ba mẹ nên bỏ khăn (gối) ra vì trẻ không còn cần đến nó nữa.
Tham khảo thêm: Trẻ 4 tháng tập ngồi được chưa? Cách tập ngồi đúng cho bé
3.2 Trò chơi xoa bóp
Xoa bóp cho bé không chỉ tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh mà còn tạo cơ hội tương tác và kết nối giữa ba mẹ và bé. Để thực hiện trò chơi này, ba mẹ có thể đặt bé lên một tấm chăn và bắt đầu xoa bóp cho bé. Hãy nhớ rằng mọi động tác xoa bóp cần được thực hiện nhẹ nhàng.
Đầu tiên, ba mẹ có thể khởi động cơ thể cho bé bằng cách nắm lấy tay bé, di chuyển hai cánh tay lên cao, sang bên và hạ xuống. Sau đó, ba mẹ có thể nhẹ nhàng xoa bóp các ngón chân cho bé và thực hiện việc co duỗi đôi chân của bé.
Một cách nhỏ để mang lại niềm vui và tiếng cười cho bé trong trò chơi này là cù lét. Ba mẹ có thể cù lét bé từ đầu đến chân ở những vùng nhạy cảm như cổ, nách, eo, bàn chân,… để kích thích bé cười vui vẻ cùng ba mẹ. Khi tham gia cách chơi với trẻ sơ sinh này, ba mẹ hãy chuẩn bị những chiếc lục lạc hoặc những đồ chơi nhiều màu sắc. Đây là thời điểm lý tưởng để giới thiệu cho bé về những đồ chơi này và cho bé cơ hội cầm nắm những đồ chơi nhiều màu sắc, giúp bé trải nghiệm thêm nhiều cảm xúc thú vị.
3.3 Trò chơi nhảy múa
Theo thông tin về đặc điểm của trẻ sơ sinh mà Kamidi Việt Nam đã chia sẻ, trẻ rất dễ bị thu hút bởi âm thanh và màu sắc. Với đặc điểm này, ba mẹ có thể tập nhảy múa cho bé và đừng quên kết hợp với những giai điệu thật vui nhộn. Hầu như bé sơ sinh nào cũng thích nhìn những động tác lắc lư, xoay vòng, chạy tới chạy lui,…
Khi tham gia trò chơi này, ba mẹ có thể tự nhảy múa trước mặt bé để bé ngắm. Ngoài ra, ba mẹ có thể ôm bé trong tay và nhảy múa, tạo sự kết nối giữa ba mẹ và bé. Tuy nhiên, cơ thể của bé sơ sinh vẫn rất yếu. Ba mẹ nên nhảy múa nhẹ nhàng và hạn chế những động tác quá mạnh mẽ để tránh gây cảm giác shock cho bé.
3.4 Trò chơi ca hát
Ca hát là cách giúp liên kết ngôn ngữ, kích thích và thúc đẩy phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ nhanh chóng. Ba mẹ có thể hát những bài nhạc ngắn vui nhộn cho bé khi bé thức, hoặc có thể hát ru nhẹ nhàng để bé đi vào giấc ngủ. Trong quá trình này, ba mẹ cần liên tục thay đổi âm điệu từ cao sang thấp, hạ giọng tone đều, nhưng nhất định phải nhẹ nhàng và truyền cảm.
Hẳn ba mẹ cũng biết, những bài hát ru với ngôn từ ngọt ngào, âm thanh êm ái từ nhiều đời nay đã nuôi dưỡng tâm hồn của nhiều con trẻ. Trở thành một phần ký ức tuổi thơ bình yên và đẹp đẽ. Lời ru ngọt ngào của ba mẹ sẽ là những “dưỡng chất” tinh thần giúp bé phát triển trí tuệ và tâm hồn. Mặc dù có thể nhiều bé chưa hiểu hết được ý nghĩa của lời hát, nhưng qua nhịp điệu của bài hát ru, giọng điệu của người hát cùng với những động tác vỗ về, âu yếm, bé sẽ cảm nhận được cảm ẩn chứa trong đó.
3.5 Trò chơi ú òa
Ba mẹ hãy lựa chọn cho bé những món đồ chơi tượng hình với chất liệu nhựa mềm êm và có hình dáng dễ thương, thân thiện và đáng yêu nhé! Mỗi khi bé chơi với những món đồ chơi này, ba mẹ đừng quên thường xuyên gọi tên đồ chơi để giúp bé nhận biết.
Mỗi lần chơi với trẻ, ba mẹ có thể đặt những món đồ chơi gần bàn tay bé. Dần dần, ba mẹ có thể đặt món đồ chơi xa hơn bé một chút, và sẽ ngạc nhiên khi thấy bé cố gắng hết sức để nắm lấy món đồ vật đó. Theo thời gian, bé sẽ rướn người xa hơn để lấy món đồ chơi. Bằng cách này, ba mẹ không chỉ giúp bé làm quen với đồ vật mà còn giúp bé phát triển khả năng cử động linh hoạt hơn.
Tham khảo thêm: 7 nguyên tắc chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè nắng nóng
Tóm tắt và tổng kết về cách chơi với trẻ sơ sinh phụ huynh nên biết
Dưới đây là những cách chơi với trẻ sơ sinh rất đơn giản mà ba mẹ nên thử. Hy vọng rằng với những chia sẻ này từ Kamidi, ba mẹ đã có thêm kiến thức hữu ích để nuôi dạy và chăm sóc trẻ sơ sinh một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của Kamidi để có bí quyết chăm sóc bé yêu tốt nhất ba mẹ nhé!
Website chính hãng của Kamidi Việt Nam: https://kamidi.vn/
Fanpage chính hãng của Kamidi Việt Nam: Kamidi Việt Nam