Bật mí mẹo chữa lẹo mắt ở trẻ em đơn giản và hiệu quả tại nhà

meo-chua-leo-mat-o-tre-em

Lẹo mắt ở trẻ em không chỉ gây ra cảm giác đau rát, khó chịu mà còn khiến bé trở nên quấy khóc, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày. May mắn thay, có nhiều cách chữa lẹo mắt tại nhà đơn giản, an toàn và hiệu quả mà mẹ có thể thực hiện. Bài viết này sẽ bật mí cho ba mẹ những mẹo chữa lẹo mắt ở trẻ em đơn giản, hiệu quả và an toàn ngay tại nhà, giúp bé yêu sớm lấy lại đôi mắt khỏe mạnh.

Bệnh lẹo mắt ở trẻ em là gì?

Lẹo mắt là một tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở mi mắt, thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Khi bị lẹo mắt, trẻ sẽ xuất hiện một hoặc nhiều nốt sưng đỏ, có mủ ở chân lông mi. Nốt sưng này thường gây đau, nhức, khiến trẻ khó chịu và ảnh hưởng đến thị lực.

Tình trạng lẹo mắt xuất hiện chủ yếu do các chân lông mi bị nhiễm khuẩn, thủ phạm thường là v khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Chủng vi khuẩn này có nhiều ở mũi của bé. Khi các bé dụi mũi và dụi vào mắt thì sẽ khiến vi khuẩn lan trên mi mắt. Ngoài ra, lẹo mắt cũng có thể do virus, nấm, ký sinh trùng,…

meo-chua-leo-mat-o-tre-em-1

Mẹo chữa lẹo mắt ở trẻ em đơn giản tại nhà

Cách chữa lẹo mắt ở trẻ em bằng nước muối ấm

Cách làm này sẽ giúp hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn ở lẹo mắt và giúp vết thương không bị nhiễm trùng. Nhiệt độ ấm từ khăn cũng làm cho mủ rút nhanh hơn và giảm đau cho bé. Ba mẹ hãy lấy 1 chiếc khăn mềm sạch, nhúng vào nước ấm hoặc nước muối sinh lý ấm, vắt khô rồi chườm vào vùng mắt bị tổn thương của bé trong khoảng 15 phút. Mỗi ngày nên chườm 3 lần để vết thương của bé luôn được sạch sẽ.

Sử dụng đũa gỗ

Đây là phương pháp dùng nhiệt để tác động lên ổ mủ, giúp ổ mủ trong lẹo mắt thoát ra ngoài nhanh hơn. Ba mẹ hãy lấy 1 chiếc đũa gỗ, hơ nóng trên bếp. Sau đó, bóc đũa vào 1 chiếc khăn mỏng, lăn nhẹ qua vùng mắt bị lẹo khoảng 5 phút, thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày. Lưu ý ba mẹ phải dùng khăn sạch để bọc đũa, tránh vi khuẩn xâm nhập.

meo-chua-leo-mat-o-tre-em-2

Sử dụng lá trầu

Đây là mẹo dân gian được nhiều ba mẹ áp dụng. Cách làm cũng rất đơn giản. Ba mẹ rửa sạch vi lá trầu rồi giã nhuyễn. Sau đó, hoà chúng cùng 1 cốc nước nóng. Đưa miệng cốc cách mí mắt bé khoảng 10cm để xông. Lá trầu sẽ giúp sát trùng, tiêu viêm hiệu quả. Ba mẹ chỉ nên xông cho bé 3 lần/ ngày là nốt mụn lẹo đã xẹp đi nhanh chóng.

Sử dụng trứng gà

Ba mẹ chỉ cần luộc 1 quả trứng gà, khi trứng còn ấm thì bóc vỏ rồi lăn lên vùng mắt bị lẹo của bé cho tới khi trứng nguội hẳn. Lưu ý không nên lăn trứng khi còn quá nóng để tránh gây bỏng cho làn da mỏng manh của bé.

meo-chua-leo-mat-o-tre-em-3

Dùng lá ổi

Lá ổi có tính kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Để chữa lẹo cho bé theo mẹo này, ba mẹ hãy rửa sạch vài lá ổi, để ráo nước rồi đắp lá ổi lên vùng mắt bị lẹo của bé trong khoảng 10 phút. Lặp lại động tác này 3 lần/ ngày để hiệu quả chữa trị nhanh hơn.

Cách chữa lẹo mắt cho trẻ bằng nha đam

Ba mẹ lấy một vài lát nha đam rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành những lát mỏng rồi đắp lên vùng mắt bị lẹo trong khoảng 15 phút. Lưu ý mỗi ngày chỉ nên đắp khoảng 3 – 4 lần và hướng dẫn bé nhắm chặt mắt trong quá trình thực hiện mẹo này.

Trị lẹo mắt cho trẻ bằng củ nghệ

Nghệ được biết đến với tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tốt nên được áp dụng để chữa lẹo mắt cho trẻ em. Với cách làm này ba mẹ cần rửa sạch và giã nát nghệ, sau đó bọc vào một tấm vải mỏng sạch, đặt lên vùng mắt bị thương của bé trong khoảng 20 phút. Thực hiện mỗi ngày 3 lần.

meo-chua-leo-mat-o-tre-em-4

Sử dụng trà túi lọc trị lẹo mắt cho bé

Sở dĩ có thể sử dụng túi lọc trà để trị lẹo mắt cho bé vì chúng có tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt. Có thể dùng túi lọc trà xanh hoặc trà hoa cúc. Đầu tiên, ba mẹ cần ngâm túi trà vào nước ấm rồi vắt nhẹ. Sau đó đặt 1 chiếc khăn sạch lên vùng mắt lẹo và bỏ túi trà lên trên, giữ trong khoảng 5 phút và lặp lại với tần suất 4 – 5 lần/ ngày.

Trị lẹo mắt cho bé bằng sợi chỉ

Ba mẹ hãy buộc chỉ vào ngón tay đeo nhẫn ở bàn tay bên kia so với mắt lẹo (lẹo mắt trái thì buộc chỉ vào tay phải và ngược lại). Bé gái thì buộc 9 vòng, bé trai buộc 7 vòng.

meo-chua-leo-mat-o-tre-em-5

Trường hợp nên đưa bé đi khám

Tuy lẹo mắt ở trẻ em thường lành tính và có thể tự khỏi, nhưng có những trường hợp ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ đánh giá và điều trị kịp thời:

  • Lẹo mắt không thuyên giảm sau 1 tuần: Nếu sau một tuần áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà mà tình trạng lẹo mắt của trẻ không cải thiện hoặc thậm chí còn trở nên nghiêm trọng hơn, ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
  • Lẹo mắt tái phát nhiều lần: Nếu trẻ thường xuyên bị lẹo mắt, đặc biệt là trong thời gian ngắn, có thể có nguyên nhân sâu xa hơn như rối loạn miễn dịch hoặc các bệnh lý khác.
  • Lẹo mắt gây ra các biến chứng: Nếu lẹo mắt gây ra các triệu chứng như sốt cao, sưng tấy lan rộng, chảy mủ nhiều, đau nhức dữ dội, ảnh hưởng đến thị lực,… ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Trẻ có bệnh lý nền: Nếu trẻ đang mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch,… thì việc điều trị lẹo mắt cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ.
  • Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi có hệ miễn dịch còn yếu, khi bị lẹo mắt cần được khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm: Mẹo chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh theo bí quyết dân gian

Kết luận

Lẹo mắt ở trẻ em tuy không quá nghiêm trọng nhưng vẫn gây ra nhiều khó chịu cho bé. Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu một số cách chữa lẹo mắt đơn giản, hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho mắt của bé, ba mẹ nên kết hợp việc điều trị tại nhà với chế độ dinh dưỡng cân bằng, vệ sinh mắt sạch sẽ và khám mắt định kỳ cho bé nhé!

Hãy theo dõi Kamidi để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích ba mẹ nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)