Mẹo chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh theo bí quyết dân gian

meo-chua-khoc-dem-cho-tre-so-sinh

Khóc đêm là một trong những trạng thái thường gặp ở trẻ sơ sinh và khiến ba mẹ cảm thấy mệt mỏi, lo lắng không thôi. Bé có thể khóc trong đêm vì nhiều lý do khác nhau như đói bụng, không thoải mái, không ngủ được,… Vậy làm thế nào để giảm chứng khóc đêm ở các bé? Có nhiều mẹo chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh hữu ích đã được nhiều thế hệ ba mẹ truyền tai nhau về hiệu quả.

1. Trẻ khóc đêm khi nào là bình thường và bất thường?

Nguyên nhân và ảnh hưởng của bé khóc đêm

Trẻ sơ sinh quấy khóc vào ban đêm vốn là một hiện tượng sinh lý bình thường. Mỗi đêm, bé thường có một số biểu hiện như trăn trở, khó chịu, quấy khóc không ngủ hoặc giật mình thường xuyên trong lúc ngủ và sau đó khóc to. Nguyên nhân phổ biến của tình trạng này có thể là:

– Bé đói bụng nên khóc để thể hiện nhu cầu muốn được bú sữa.

– Cảm giác không thoải mái: nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, quần áo quá chặt, tã ướt, đau nhức người, chướng bụng,… đều khiến bé khó chịu và quấy khóc.

– Bé cảm thấy bất an do chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ.

– Bất thường về sức khoẻ như tiêu chảy, táo bón, cảm lạnh, sổ mũi, nghẹt mũi,…

meo-chua-khoc-dem-cho-tre-so-sinh-1
Ba mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến bé khóc đêm để áp dụng biện pháp phù hợp

Bé khóc đêm kéo dài có thể mang đến những hậu quả tiêu cực đối với cả bé và ba mẹ:

– Khóc nhiều khiến cơ thể bé mệt mỏi, bé bé bị thiếu ngủ. Từ đó dẫn đến nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ như viêm nhiễm, cảm lạnh, tiêu chảy, táo bón,…

– Sức khoẻ ba mẹ giảm sút do căng thẳng, phải dỗ bé khi bé khóc.

– Không ngủ đủ giấc sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát triển của bé.

Tham khảo thêm: Giấc ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé thế nào?

Bé khóc đêm thế nào là bình thường – bất thường?

Giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi, trẻ sơ sinh thường trằn trọc, khó ngủ và quấy khóc đêm được xem là một trong những dấu hiệu của sự phát triển bình thường của bé khi bé đang dần làm quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Thời gian bé quấy khóc sẽ thường kéo dài 3 tiếng mỗi ngày. Từ tháng thứ 4 trở đi bé sẽ bắt đầu giảm quấy khóc do bé đã dần thích nghi được với môi trường sống mới.

Tuy nhiên, nếu tình trạng bé khóc đêm kéo dài, xảy ra thường xuyên kèm theo những biểu hiện bất thường như giật mình tỉnh giấc giữa đêm, khóc thét, hoảng sợ, khóc dai dẳng trên 3 tiếng, bỏ bú,… thì ba mẹ cần đưa bé tới bệnh viện. Vì đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo bé đang gặp phải vấn đề bệnh lý nào đó.

2. Mẹo chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh

Một số mẹo chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh trong dân gian được các mẹ bỉm truyền tai nhau qua nhiều thế hệ bao gồm:

– Hơ lửa đốt vía: Mẹ có thể dùng que trẻ hoặc chẻ đũa gỗ, hơ qua lửa để đốt vía cho bé. Với bé trai thì dùng 7 que và con gái thì dùng 9 que.

– Dùng lá trà xanh: Giã nhuyễn lá trà xanh. Sau đó đắp lên rốn bé, dùng khăn quấn lại để giữ cho lá trà xanh ở đúng vị trí và tạo cho bé cảm giác an ủi, bao bọc. Trà xanh có tác dụng làm dịu và giảm căng thẳng sẽ giúp cho bé an tâm ngủ và không quấy khóc.

– Dùng lá trầu không: Mẹ dùng lá trầu không tươi hơn nhẹ lên bếp để sấy khô lá, tạo sự ấm áp cho bé. Sau đó đặt lá trầu không còn ấm quanh rốn bé. Việc làm này sẽ giúp cho vùng bụng của bé được ấm áp, tạo cảm giác dễ chịu.

– Dùng gừng tươi: Ở mẹo chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh này, mẹ cần chuẩn bị 5g gừng tươi và 15g đường. Hãm củ gừng, đường với nước sôi trong khoảng 15 phút. Sau đó mẹ chắt lấy nước cho bé uống. Trà gừng sẽ làm giảm cảm giác khó chịu ở bụng bé, làm dịu tình trạng đầy hơi, từ đó giúp bé có giấc ngủ ngon và ít khóc đêm hơn.

– Dùng hạt sen: Nếu bé khóc đêm kèm theo biểu hiện giật mình, lưỡi có màu hồng nhạt rêu trắng mỏng thì có thể bé đang sợ hãi điều gì đó thì ba mẹ có thể áp dụng mẹo chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh bằng hạt sen. Lấy khoảng 20 hạt sen còn nguyên tâm đun với nước cho bé uống. Ba mẹ có thể cho thêm chút đường để bé dễ uống hơn. Mỗi ngày cho bé uống 2 lần để phát huy tác dụng nhanh hơn.

– Tạo ra âm thanh quen thuộc: Những âm thanh tương tự như bé được nghe khi trong bụng mẹ có thể làm cho cho bé thư giãn bởi nó tạo cho bé sự quen thuộc. Từ đó làm chậm tần số sóng não khiến bé nhanh buồn ngủ và không khóc nữa.

meo-chua-khoc-dem-cho-tre-so-sinh-2
Mẹo chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh ba mẹ có thể tham khảo

Tham khảo thêm: Cách dỗ trẻ sơ sinh gắt ngủ – 10+ bí quyết vàng cho ba mẹ

3. Lưu ý khi áp dụng mẹo chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh

Khi áp dụng những mẹo chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh ba mẹ cần lưu ý những điều dưới đây để đảm bảo an toàn và tăng hiệu quả.

– Sử dụng nguyên liệu an toàn: Khi sử dụng các loại trà, lá theo phương pháp dân gian, ba mẹ hãy chắc chắn rằng mình sử dụng những nguyên liệu tươi, sạch, an toàn. Tránh sử dụng những thành phần có thể gây dị ứng cho bé.

– Kiểm tra phản ứng của bé: Sau khi áp dụng bất kỳ mẹo chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh nào ba mẹ hãy chú ý đến phản ứng của bé. Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu nào của dị ứng hoặc bé không thoải mái thì ba mẹ hãy ngưng lập tức và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

– Không nên phụ thuộc hoàn toàn vào mẹo chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh theo dân gian: Nếu bé khóc đêm liên tục, kéo dài thì ba mẹ đưa bé đến bệnh viện để bé được thăm khám kịp thời và đưa ra những biện pháp chữa trị kịp thời.

meo-chua-khoc-dem-cho-tre-so-sinh-3
Chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh cần lưu ý một số điều trên

Tham khảo thêm: Giải mã tiếng khóc của trẻ sơ sinh: Bé muốn nhắn nhủ điều gì với ba mẹ?

Mẹo chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh là những phương pháp tự nhiên, an toàn và không tốn kém chi phí. Việc khóc đêm của bé cần rất nhiều sự kiên nhẫn của ba mẹ, do đó với những mẹo được chia sẻ trên, hy vọng ba mẹ đã tìm được phương pháp phù hợp cho bé. Ba mẹ hãy dành thời gian quan sát và lắng nghe bé để tìm ra nguyên nhân bé khóc đêm, từ đó tìm ra biện pháp hỗ trợ tốt nhất, mang đến niềm vui cho cả gia đình.

Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của Kamidi để có bí quyết chăm sóc bé yêu tốt nhất ba mẹ nhé! 

Website chính hãng của Kamidi Việt Nam: https://kamidi.vn/

Fanpage chính hãng của Kamidi Việt Nam: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)