Bé bú bình không chịu bú mẹ có đáng lo?

be-bu-binh-khong-chiu-bu-me

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho bé trong những năm tháng đầu đời. Việc mẹ cho bé bú không chỉ tăng gắn kết giữa mẹ và bé mà còn giúp bé cảm nhận được sự ấm áp, tình yêu thương của mẹ. Tuy nhiên có nhiều bé bú ít hoặc bé bú bình không chịu bú mẹ khiến các mẹ không khỏi lo lắng. Vậy lí do bé không ti mẹ chỉ ti bình là gì? Làm thế nào để xử lý tình huống này?

1. Vì sao bé bú bình không chịu bú mẹ?

1.1. Bé đã quen với tốc độ sữa khi ti bình

Khi đã quen với ti bình, bé có thể cảm thấy khó chịu khi bú mẹ. Điều này là do ti bình có hình dạng và kích thước khác với ti mẹ, đồng thời sữa chảy ra từ ti bình cũng nhanh hơn sữa mẹ. Tốc độ xuống sữa này cũng là sự khác biệt khiến trẻ không chịu bú mẹ chỉ bú bình. Khi ti bình, bé sẽ mút sữa nhanh và mạnh ngay từ khi ngậm vú. Nhưng khi bú mẹ, bé cần mút vài hơi thì sữa mẹ mới bắt đầu xuống nhiều. 

be-bu-binh-khong-chiu-bu-me-1
Tốc độ chảy sữa của bình sữa khác với sữa mẹ

Tham khảo thêm: Bé lười bú bình mẹ phải làm sao?

1.2. Mẹ gặp vấn đề về núm vú

Núm vú mẹ bị tụt, bị nứt cổ gà, núm quá to hoặc quá nhỏ sẽ khiến bé khó ngậm bắt vú chính xác, dẫn đến không ti được đủ lượng sữa mong muốn. Đặc biệt nếu mẹ bị nứt cổ gà, đầu ti bị nứt, bé có thể bị đau miệng khi bú và sẽ từ chối bú mẹ. Đây chính là lí do bé không ti mẹ chỉ ti bình.

1.3. Nguồn sữa mẹ thay đổi

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ giảm tiết sữa. Chính sự chậm trễ này khiến bé cảm thấy bực bội và quấy khóc khi ti mẹ. Nếu mẹ cho bé bú bình lúc này, bé sẽ rất hào hứng và không còn hứng thú với bầu sữa mẹ. Không chỉ về lượng mà hương vị sữa của mẹ thay đổi cũng tác động khiến bé bú bình không chịu bú mẹ. Ngoài ra, khi mẹ thay đổi sữa tắm, nước hoa, kem dưỡng da,… mùi hương trên cơ thể mẹ thay đổi. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm, chúng có khả năng nhận ra sự khác biệt này và dần mất hứng thú với bú mẹ.

2. Bé bú bình không chịu bú mẹ có được không?

Khi bé đã quen bú bình và bỏ bú mẹ sẽ rất dễ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn. Nguyên nhân là do cho dù mẹ đã vệ sinh bình sữa, thìa, cốc sạch sẽ thì cũng khó có thể đảm bảo loại bỏ được 100% vi khuẩn bám dính ở các dụng cụ này, đặc biệt là trong các khe, rãnh. Hơn nữa bú mẹ trực tiếp còn tăng kết nối tình cảm giữa mẹ và bé – điều mà bú bình không thể đem lại.

Mẹ cho bé bú trực tiếp cũng tiết kiệm được thời gian, công sức pha sữa hay mẹ cũng không cần vất vả vắt sữa, trữ lạnh và hâm nóng. Mẹ cũng không cần chuẩn bị nhiều dụng cụ và thực hiện nhiều công đoạn như khi cho bé bú trực tiếp. Vì thế mẹ vẫn nên cố gắng tìm cách cho bé bú mẹ trở lại. Vậy làm thế nào khi bé bú bình không chịu bú mẹ? 

be-bu-binh-khong-chiu-bu-me-2
Bé vẫn cần được bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu

3. Làm thế nào khi bé bú bình không chịu bú mẹ?

Bú mẹ trực tiếp là phương thức nuôi dưỡng con yêu đơn giản và dễ thực hiện nhất. Nhưng nếu bé bù bình không chịu bú mẹ thì sao? Có những cách nào để bé hào hứng, quay trở lại yêu thích bầu sữa ấm áp của mẹ hay không? Dưới đây là một vài mẹo hữu ích dành cho các mẹ đây.

– Chọn bình sữa và núm vú phù hợp: Mẹ nên chọn bình sữa và núm vú phù hợp với độ tuổi và cân nặng của bé. Đặc biệt núm bình sữa cần mềm mại như ti mẹ để khi cho bé bú bình song song với bú mẹ trực tiếp, mẹ sẽ dễ dàng chuyển từ bú bình sang bú mẹ và ngược lại.

– Để bé bú mẹ trở lại, mẹ cần kích thích tuyến vú sản xuất sữa để luôn có nguồn sữa dồi dào cho bé bú mọi lúc, tránh gây chán nản cho bé. Cho bé bú thường xuyên là cách kích thích tuyến vú sản xuất sữa hiệu quả nhất. Mẹ nên cho bé bú mẹ ít nhất 8-12 lần mỗi ngày, cả hai bên vú. Hoặc mẹ có thể sử dụng máy hút sữa để hút sữa, kích sữa mỗi ngày. Bên cạnh đó, mẹ cần ngủ nghỉ đủ giấc và có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

– Tạo môi trường thoải mái cho bé bú: Mẹ nên cho bé bú mẹ ở nơi yên tĩnh và thoải mái, tránh cho bé bị phân tâm. Mẹ cũng cần kiên nhẫn và động viên bé bú mẹ, bởi bé có thể sẽ cần mất một thời gian để quen với việc bú bình trở lại.

– Tiếp xúc da kề da: Điều này không chỉ giúp bé cảm thấy ấm áp, an tâm mà còn tăng tình cảm, sự gắn kết giữa mẹ và bé. Khi cho bé bú, mẹ bế bé áp sát vào ngực, vỗ về, nâng niu bé nhẹ nhàng để bé cảm nhận được hơi ấm của mẹ.

be-bu-binh-khong-chiu-bu-me-3
Mẹ cần kiên trì áp dụng các phương pháp xử lý khi bé khôg bú mẹ

Tham khảo thêm: Mách mẹ cách giải quyết bé đói nhưng không chịu bú mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ và cho con yêu ti trực tiếp thực sự là trải nghiệm đáng nhớ đối với mỗi mẹ bỉm. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng dễ dàng hợp tác. Nếu gặp tình trạng bé bú bình không chịu bú mẹ thì trước hết mẹ hãy bình tĩnh để tìm hiểu lí do bé không ti mẹ chỉ ti bình và đưa ra cách giải quyết phù hợp nhé!

Ngoài thông tin về bé bú bình không chịu bú mẹ, ba mẹ cũng đừng quên theo dõi Kamidi thường xuyên để nhận thêm nhiều tin tức bổ ích hơn nhé!

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *