Bé bú bình sữa bị nổi bọt có sao hay không?

be-bu-binh-sua-bi-noi-bot

Trong hành trình cho bé bú bình, ba mẹ gặp rất nhiều vấn đề không biết giải quyết thế nào và nó có gì nguy hiểm hay không, đặc biệt là đối với những người lần đầu làm ba làm mẹ. Bé bú bình sữa bị nổi bọt có sao không là thắc mắc của nhiều ba mẹ. Hiện tượng này có ảnh hưởng gì tới bé không? Làm thế nào để khắc phục? Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ giải đáp tất cả những vấn đề này.

Bé bú bình sữa bị nổi bọt có sao không?

Bé bú bình sữa bị nổi bọt có thể do nhiều nguyên nhân, và tùy thuộc vào nguyên nhân mà mức độ ảnh hưởng đến bé sẽ khác nhau. Nếu hiện tượng này xảy ra do quá trình pha sữa sai cách hay xảy ra trong lúc bé mút sữa thì có thể không gây ra bất kỳ vấn đề đáng ngại nào. Tuy nhiên, nếu bé bú bình sữa bị nổi bọt xảy ra trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ bé như các triệu chứng như đầy hơi, khó chịu, nấc cụt, trào ngược sữa.

Còn nếu do chất lượng sữa không tốt ngay từ ban đầu dẫn đến nổi bọt khí thì sẽ tác động trực tiếp tới sức khoẻ bé. Cơ thể bé sẽ không được cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu, rối loạn tiêu hoá, táo bón hay những hậu quả khôn lường khác.

be-bu-binh-sua-bi-noi-bot-1
Tình trạng sữa bị nổi bọt thông thường không có gì đáng ngại cho sức khỏe bé

Tham khảo thêm: Bình sữa chống sặc tốt nhất cho trẻ sơ sinh

Tại sao bé bú bình sữa bị nổi bọt?

Bọt khí do pha sữa

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến trong khi bé bú bình sữa bị nổi bọt. Khi pha sữa, nếu ba mẹ lắc bình quá mạnh hoặc khuấy quá nhiều sẽ tạo ra nhiều bọt khí trong sữa. Lúc này, sữa sẽ có hiện tượng sủi bọt do có sự di chuyển của các phân tử sữa va chạm với không khí và hơi nước trong bình.

Bọt khí này có thể tan biến nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu mẹ cho bé bú ngay khi bọt chưa tan hết thì sẽ khiến bé bị đầy hơi, nấc cụt và nôn trớ.

be-bu-binh-sua-bi-noi-bot-2
Pha sữa sai cách có thể dẫn đến sữa bị nổi bọt khí

Bọt khí do núm vú

Nếu núm vú bình sữa không phù hợp với bé, ví dụ như núm vú quá to hoặc quá nhỏ, có thể khiến bé bú vào nhiều khí hơn. Việc này cũng dẫn đến các vấn đề như đầy hơi, khó chịu, nấc cụt, và trào ngược sữa. Vì thế mẹ hãy chọn núm vú có kích cỡ phù hợp với độ tuổi và khả năng bú của bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể lựa chọn núm vú có van thoát khí giúp hỗ trợ bé trong quá trình ti không bị chương bụng.

Tham khảo cách chọn núm ti bình sữa cho bé tại đây: Gợi ý núm ti bình sữa Kamidi mềm như ti mẹ, bé nào cũng mê

Bọt khí do lực bú của bé

Khi bé bú mạnh, lực hút của bé có thể tạo ra bọt khí trong bình sữa. Vấn đề này thường xảy ra ở bé bú bình quá nhanh hoặc bé đang mọc răng.

Bọt khí do chất lượng sữa

Chất lượng sữa ban đầu cũng là nguyên nhân khiến bé bú bình sữa bị nổi bọt. Sau khi sữa được pha, các phân tử sẽ biến đổi, tạo ra bọt khí tiếp xúc với nhiệt độ cao. Nếu mẹ cho bé uống sữa kém chất lượng thì sẽ gây nên những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của bé.

Dấu hiệu nhận diện sữa cho bé bị nổi bọt đến từ nguyên nhân này là có nhiều bọt khí và đọng lại trong bình ở trạng thái lâu tan, kể ra khi bé đã bú hết lượng sữa trong bình.

Cách xử lý tình trạng sữa bị nổi bọt

Để khắc phục tình trạng bé bú bình sữa bị nổi bọt, ba mẹ có thể tham khảo một số cách được chúng tôi gợi ý dưới đây:

– Pha sữa đúng cách:

  • Pha sữa theo hướng dẫn trên bao bì.
  • Tránh lắc bình quá mạnh hoặc khuấy quá nhiều. Nếu có bọt khí thì ba mẹ nên để 1 lúc cho tan bớt bọt khí thì mới cho bé bú.
  • Dùng phễu để đổ sữa vào bình hoặc nghiêng nhẹ miệng bình khi đổ sữa vào để tránh tạo bọt khí.

– Mẹ nên chọn cho bé bình sữa có cổ rộng để thuận tiện vệ sinh bình. Bên cạnh đó, bình sữa cho bé nên có núm vú mềm mại tích hợp van thoát khí để ngăn cản khí từ bên ngoài lọt vào bình quá nhiều làm cho bé bị ợ hơi và chướng bụng.

– Cho bé bú bình chậm rãi:

  • Cho bé bú từng ngụm nhỏ để bé bú ít khí hơn.
  • Dừng lại khi bé bú no, không nên ép bé bú quá nhiều.
  • Vỗ nhẹ lưng bé để giúp bé ợ hơi, giảm bớt lượng khí trong bụng.

– Cho bé bú nhiều sữa mẹ hơn, do sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn sữa công thức, giúp giảm bớt tình trạng đầy hơi, khó chịu do bọt khí.

– Khi cho bé bú mẹ cần đặt bình sữa chính xác, nghiêng bình để lấp đầy sữa ở núm ti để không cho không khí lọt vào trong bình. Kiểm tra xem nắp bình đã vặn vừa khí chưa, nếu quá lỏng khí sẽ tràn vào còn quá chật sẽ dẫn đến việc khí không được lưu thông trơn tru.

be-bu-binh-sua-bi-noi-bot-3
Mẹ cần khắc phục tình trạng sữa nổi bọt để bé bú ngon hơn, an toàn hơn

Tham khảo thêm: Nguyên nhân bé không chịu bú bình? Cách tập cho bé bú bình trở lại

Bé bú bình sữa bị nổi bọt không phải là hiếm gặp và ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc ti sữa của bé. Vì thế ba mẹ cần chú ý đến vấn đề này để tránh mắc phải sai lầm. Hy vọng những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bé bú bình sữa bị nổi bọt trên đây sẽ giúp ba mẹ có thêm kiến thức để giúp con bú hiệu quả hơn.

Ba mẹ hãy theo dõi Kamidi để đón đọc được nhiều tin tức thú vị hơn nhé! 

Website chính hãng của Kamidi Việt Nam: https://kamidi.vn

Fanpage chính hãng của Kamidi Việt Nam: Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *