Bé khó thở cần phải làm gì? Đừng chủ quan ba mẹ nhé!

be-kho-tho-can-phai-lam-gi

Bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng khiến các bố các mẹ hết sức lo lắng, bởi em bé còn nhỏ hệ miễn dịch yếu nên rất dễ bị tổn thương, trong đó có tình trạng khó thở, nghẹt mũi. Ba mẹ không nên chủ quan bởi các dấu hiệu khó thở có thể cảnh báo những bất thường. Vậy khi bé khó thở cần phải làm gì? Hãy cùng Kamidi Việt Nam tìm hiểu những biểu hiện và cách chữa khó thở do tắc mũi cho bé an toàn và hiệu quả nhé!

1. Triệu chứng bé khó thở do tắc mũi

Bé khó thở do tắc mũi là một tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân như: Nghẹt mũi dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp trên, do bệnh lý cảm cúm,… Bé khó thở do tắc mũi có thể bao gồm một số triệu chứng:

– Khó thở, thở khò khè: Đây là biểu hiện rõ ràng nhất cho thấy bé đang gặp khó khăn trong việc hít thở. Bé có thể thở nhanh, thở khò khè, thở rít, hoặc thở gắng sức.

Nghẹt mũi, chảy nước mũi do dịch nhầy tích tụ trong mũi có thể làm tắc nghẽn đường thở của bé.

– Đau đầu, sốt, ho khan, ho có đờm

– Ngủ không ngon

– Biểu hiện khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú

– Chảy nước mắt

– Trường hợp nặng có thể có biểu hiện tím tái.

be-kho-tho-can-phai-lam-gi-1
Biểu hiện bé khó thở do tắc mũi

2. Bé khó thở cần phải làm gì?

Vậy khi bé khó thở cần phải làm gì? Dưới đây là một số phương pháp giảm khó thở, nghẹt mũi cho bé an toàn, hiệu quả mà ba mẹ có thể áp dụng.

2.1. Hút mũi cho bé

Đây là cách vệ sinh mũi và trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh rất được hội mẹ bỉm sữa ưa chuộng. Máy hút mũi sơ sinh là sự lựa chọn tối ưu hơn cả. Nó giúp loại gần như hoàn toàn dịch nhầy trong mũi của bé lại đảm bảo vệ sinh. Trước khi hút mũi, ba mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy cho dễ hút hơn. Trong khi hút, ba mẹ cần đảm bảo thực hiện các thao tác thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến niêm mạc mũi của bé.

Ba mẹ cũng cần lưu ý là không nên quá lạm dụng việc hút mũi, không nên hút quá 3 lần/ngày. Vì hút quá nhiều có thể khiến bé khó chịu, gây kích ứng niêm mạc mũi và dẫn đến tình trạng sung huyết niêm mạc rất nguy hiểm.

Để hiểu rõ hơn về cách hút mũi cho bé bằng các dụng cụ khác nhau, ba mẹ có thể tham khảo tại đây: Tiết lộ cách hút mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả

be-kho-tho-can-phai-lam-gi-2
Mẹ hút mũi khi bé khó thở do tắc mũi

2.2. Massage mũi bé

Bé khó thở cần phải làm gì? Massage cũng là một phương pháp hữu hiệu giúp cho đường thở của bé được thông thoáng hơn. Mẹ hãy dùng 2 ngón tay day cánh mũi của bé một cách nhẹ nhàng. Trước khi thực hiện, ba mẹ cũng nên nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý.

2.3. Lấy gỉ mũi

Để xử lý gỉ mũi cho bé, ba mẹ cần làm mềm chúng trước khi lấy. Do lấy gỉ mũi khô có thể làm tổn thương đến niêm mạc, chảy máu mũi bé khiến bé bị đau đớn. Cách làm ẩm như sau: làm ướt một miếng gạc bông với nước ấm và lau thật nhẹ ở chỗ có gỉ mũi; hoặc đơn giản hơn, ba mẹ có thể nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý và đợi khoảng 30 – 50 giây trước khi tiến hành lấy gỉ.

Nếu gỉ mũi gần phía lỗ mũi, ba mẹ hãy dùng tăm bông đầu nhỏ khều ra nhẹ nhàng. Như vậy, khi chưa biết bé khó thở cần phải làm gì thì đây là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mà ba mẹ có thể tham khảo.

2.4. Dùng máy xông hơi

Ngoài máy hút mũi bé sơ sinh, máy xông hơi cũng là sự lựa chọn hiệu quả cho ba mẹ chưa biết bé khó thở cần phải làm gì. Xông hơi giúp làm loãng dịch nhầy và giảm viêm, làm dịu tác động của bệnh ngạt mũi để đường thở của bé được thông thoáng hơn. Đây còn là một phương pháp tuyệt vời để loại bỏ các độc tố trong cơ thể bé, giúp bé khỏe mạnh hơn.

be-kho-tho-can-phai-lam-gi-3
Mẹ dùng máy xông hơi cho bé

Tham khảo thêm: Máy xông hút mũi họng, máy hút mũi và máy hút dịch có gì khác biệt?

3. Lưu ý phân biệt bé khó thở với thở khò khè

Không ít ba mẹ gặp khó khăn trong việc phân biệt tình trạng bé khó thở do tắc mũi với bé thở khò khè. Để áp dụng đúng các phương pháp khi bé khó thở cần phải làm gì thì trước hết ba mẹ cần phải hiểu rõ tình trạng này. Thở khò khè là tiếng rít phát ra khi bé hít vào hoặc thở ra, trong khi khó thở là bé có thể thở nhanh, thở khò khè, thở rít, hoặc thở gắng sức.

Để nghe rõ nhất tiếng thở bất thường của bé, ba mẹ cần áp sát tai vào gần miệng bé. Nếu gặp khó khăn trong việc phân biệt thì tốt nhất ba mẹ hãy đưa bé đến các cơ sở khám chữa bệnh để bác sĩ đáng giá các biểu hiện. Điều này rất quan trọng bởi mỗi tình trạng thở sẽ có những nguy cơ cũng như biện pháp điều trị khác nhau. Hầu hết các trường hợp thở khò khè đều nghiêm trọng hơn so với khó thở do tắc mũi. Vì thế, ba mẹ nhất định không được chủ quan nhé!

Tham khảo thêm: Bỏ túi ngay những kinh nghiệm chọn máy hút mũi cho bé dưới đây mẹ nhé!

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp ba mẹ biết bé khó thở cần phải làm gì cho đúng cách và an toàn. Dùng máy hút mũi là một phương pháp an toàn, hiệu quả được các chuyên gia khuyến cáo nhiều nhất. Ba mẹ hãy thử áp dụng cho bé nhà mình nhé!

Ba mẹ cũng đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Kamidi để có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe con yêu nhé! 

Website: https://kamidi.vn/

Fanpage Kamidi Việt Nam

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *