Cách chăm sóc da cho mẹ bầu bị rạn

mẹ bầu bị rạn
Rate this post

Vết rạn da xuất hiện khi trọng lượng cơ thể mẹ bầu bắt đầu tăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của da. Hai khu vực thường có nhiều vết rạn da nhất trong thời gian mang thai là ngực và bụng, tiếp đến là cánh tay, mông và bắp đùi. Các vết rạn sẽ có màu tím hoặc đỏ và từ từ chuyển thành màu xám hoặc đen sau khi mẹ bầu sinh con.

mẹ bầu

Theo nghiên cứu, 90% mẹ bầu gặp phải tình trạng rạn da vào khoảng tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ.

Yếu tố di truyền đóng vai trò không nhỏ trong việc quyết định liệu bạn có bị rạn da hay không. Nếu phụ huynh của mẹ bầu từng bị rạn da khi mang thai thì các mẹ có nguy cơ gặp tình trạng tương tự.

Màu sắc của các vết rạn sẽ phụ thuộc vào làn da của mỗi người. Theo Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ, nếu da mẹ bầu sáng màu, các vết rạn thường màu hồng. Đối với phụ nữ có làn da sẫm màu hơn, vết rạn thường sáng hơn màu da thường có.

Biểu hiện của rạn da ở mẹ bầu

  • Rạn da không gây đau. Tuy nhiên, ở những người có nguy cơ rạn da, dấu hiệu lâm sàng sớm thường gặp là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở các vùng có nguy cơ rạn da như bụng, mông, đùi, ngực. Sau đó trên da sẽ bắt đầu xuất hiện những đường nứt nhỏ, hơi căng bóng hơn so với các vùng da thường xung quanh.
  • Vết rạn ban đầu có màu hồng nhạt, sau đó dần dần tím thẫm rồi lâu ngày sẽ chuyển thành màu trắng hoặc thâm.
  • Tùy theo cơ địa mỗi người cũng như khả năng phục hồi collagen và elastin sau sinh mà mức độ rạn da ở mỗi người là khác nhau. Có mẹ bầu sẽ rạn ít, có mẹ rạn nhiều, vết rạn có thể nông hoặc sâu, rạn dài hay ngắn, vết rạn ngang hay rạn dọc theo thành bụng.

2 2

Khi mang bầu, rạn da có thể xuất hiện ở tháng thứ 4 của thai kỳ nhưng thường gặp nhất ở tháng thứ 6, tháng 7 trở đi do ở giai đoạn này, thai nhi tăng trưởng nhanh về trọng lượng cơ thể. Sau khi sinh, đa phần các trường hợp bị rạn da đều không thể đàn hồi về trạng thái như ban đầu. Lúc này, để cải thiện phận rạn da cần sử dụng kết hợp các loại máy móc với sản phẩm để làm săn da. Một số trường hợp rạn nặng, vết rạn nhiều, dài và sâu, để xử lý hết vết rạn thì cần can thiệp bằng phẫu thuật.

Chăm sóc da khi bị rạn da 

Mẹ bầu muốn mờ vết rạn  cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin E, vitamin A, omega 3, omega 6,… để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho da, giúp da tăng tính đàn hồi và chắc khỏe. Ngoài ra, để cho làn da luôn mềm mại các mẹ hãy dùng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, các loại tinh dầu thiên nhiên như dầu dừa, dầu ô liu,… để massage nhẹ nhàng mỗi ngày nhé

3 1 1

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại kem ngừa rạn da bụng, đùi cho bà bầu. Mẹ có thể tham khảo các loại chính hãng của nước Hàn, Úc,…Hoặc tham khảo thêm lời khuyên tư vấn chọn mỹ phẩm từ bác sĩ nha.

Trên đây là những kiến thức cơ bản khi chăm sóc da rạn cho mẹ bầu, Kamidi Việt Nam chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *